Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạn bị chậm kinh hàng tháng.
Giảm cân nhanh hoặc tập quá sức
Theo Prevention, nếu chỉ số BMI giảm nhanh xuống mức 18 hoặc 19, bạn có thể bị chậm hoặc mất kinh. Tuy nhiên, hiện tượng này không hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ số BMI. Chán ăn hay tập thể dục, chạy bộ, làm việc quá sức cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn.
"Cơ thể căng thẳng cực độ sẽ ngăn ngừa quá trình rụng trứng khiến bạn không đủ estrogen, dẫn đến mất kinh”, bác sĩ Alyssa Dwec - tác giả cuốn sách Vis for Vagina giải thích.
Thay đổi lịch làm việc, sinh hoạt
Thay đổi lịch làm việc, sinh hoạt có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn chuyển cơ chế làm việc từ ngày sang đêm hay ngược lại. Nếu bạn thường xuyên thay đổi ca làm việc và thấy có vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, thì nên tính đến khả năng làm một ca không thay đổi hay chỉ đổi ca sau một thời gian lâu dài hơn.
Thay đổi các thuốc sử dụng
Có thể bạn sử dụng một loại thuốc mới và hậu quả là bạn bị trễ hay mất một kỳ kinh. Hãy báo với bác sĩ về tác dụng phụ này của thuốc. Sự trễ kinh rất thường xảy ra với một số phương pháp ngừa thai. Nếu bạn đổi thuốc, cần hỏi về những tác dụng phụ có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Tăng thể trọng quá mức
Sự tăng thể trọng quá nhiều có thể làm các hóc môn tác động đến chu kỳ kinh và thậm chí làm ngừng kinh. Hầu hết phụ nữ thấy sẽ trở lại chu kỳ bình thường sau khi giảm một số cân thể trọng, kể cả sau khi giảm vẫn còn tình trạng thể trọng quá mức bình thường.
Sử dụng thuốc tránh thai
Chậm hoặc mất hẳn kinh nguyệt có thể là tác dụng phụ của thuốc tránh thai. “Một liều thuốc tránh thai nhẹ có thể làm thay đổi kinh nguyệt. Tuy nhiên, điều này không gây nguy hiểm và thậm chí trong nhiều trường hợp, đây là dấu hiệu tích cực”, bác sĩ Dweck cho hay.
Bạn có thể thử dùng các phương pháp tránh thai khác như vòng tránh thai nội tiết tố, thanh cấy dưới da, bao cao su. Nếu chu kỳ vẫn không ổn định, bạn cứ dùng đều đặn một thời gian, chu kỳ sẽ ổn định trở lại.
Theo Phunutoday