Để tăng lợi nhuận và kiếm lời từ việc gian lận khi bán hàng, nhiều tiểu thương có những chiêu "móc túi" mà người đi chợ không hay biết.

Những cách gian lận khi đi chợ ở Việt Nam

1. Ngâm nước rau và trái cây
Việc ngâm, tưới nước rau và trái cây, ngoài việc giữ màu sắc cho tươi mới, thì còn giúp cho rau củ quả nặng thêm một chút (do được ngâm trong một thời gian dài). 
Do vậy các bà nội trợ nên chú ý đến màu sắc của rau và trái cây. Nên chọn rau, trái cây còn tươi, không bị ngâm nước quá nhiều. Tuyệt đối nên mua trái cây còn nguyên vẹn, đừng mua những loại đã làm sẵn, gọt sẵn, không hợp vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Tìm cách để thực phẩm nặng hơn bình thường
Một số tiểu thương tìm mọi cách để tăng trọng lượng thực phẩm như: cua buộc dây, trái cây thì có thêm cành lá, tiêm thuốc tăng trọng... Cách này sẽ giúp họ tăng lợi nhuận. 
Nếu họ bán đắt hơn mà bạn trả giá, họ giảm xuống một chút thì vẫn có lời, không bị lỗ. Bạn hãy chú ý điều này. Bạn có thể trao đổi với người bán, yêu cầu họ cân đúng, bằng không thì đi sang quầy khác.
Bắt bài chiêu
Ảnh minh họa
3. Chỉnh lại cân, ấn tay nhẹ xuống cân (nếu người mua không để ý)
Đi chợ mua đồ không để ý rất dễ rơi vào trường hợp này. Lò xo của cân có thể được thay đổi. 
Ví dụ bạn mua 1kg táo, thì khối lượng thật có khi khoảng 6, 7 lạng. Nhưng thường thì sợ bị phát hiện, nên người bán chỉ bớt khoảng 100-200g là cùng. Ví dụ 1kg trái cây thì bán còn 800, 900g. Hoặc nếu bạn đi mua mà vội vã, có khi họ sẽ tìm cách ấn nhẹ lên cân để cân nặng hơn.
4. Trộn hàng ngon dở lẫn lộn
Những loại trái cây rất thường xuyên bị trộn lẫn như vậy. 
Ví dụ nho nhìn có vẻ ngon nhưng khi mua thì người bán cố tình lấy cho bạn mấy chùm nho không tươi, nhiều trái bị héo... Hoặc các loại thịt bị trộn lẫn thịt cũ với thịt mới.
5. Nói thách, giá cao
Khi đi chợ bạn phải tham khảo giá một vòng, rồi mới quyết định mua. Vì nhiều tiểu thương thường nói thách rất cao. Phải nắm rõ giá thì đi chợ mới không bị "hớ". 
6. Phân ra nhiều loại rồi bán với giá khác nhau, nhưng thực tế sản phẩm không thay đổi
Ví dụ như gạo thì họ phân loại ra gạo loại 1, loại 2... Nhưng có khi 2 loại đó là 1. Họ bán giá khác nhau để bạn cảm thấy rằng loại mắc tiền hơn là tốt. Thực tế không phải thế.
Hãy là người đi chợ thông minh
Lập thực đơn trước khi đi chợ
Tùy điều kiện mỗi nhà, như tủ lạnh, bếp rộng hay chật, thời gian để đi chợ, túi tiền… mà bạn có thể lập thực đơn đi chợ đủ dùng trong 2-3 ngày hay cả tuần. Có thực đơn, bạn sẽ tiết kiệm tiền, tránh sa đà vào các mặt hàng “giảm giá” hoặc những món chưa thật sự cần thiết. Một ý trong thực đơn là bạn cần quyết định thời gian và địa điểm đi mua thực phẩm. 
“Kỹ thuật” chọn mua thực phẩm ngon, lành
Bạn cần tích vào list hàng trong thực đơn mỗi khi mua đồ và kiên quyết mua đúng kế hoạch, không để bị cám dỗ bởi các khuyến mại hấp dẫn.
Bạn hãy chọn các mặt hàng có chất lượng giá cả phù hợp với túi tiền của mình. 
Về thẳng nhà sau khi đi chợ
Nếu bạn đã mua thực phẩm tươi, các mặt hàng đông lạnh, hãy về thẳng nhà để tránh thực phẩm bị hư hỏng. Ngay khi về đến nhà, hãy bỏ thực phẩm dễ hư hỏng vào trong tủ lạnh ngay. Bảo quản đồ sống và đồ ăn đã nấu chín vào các hộp riêng biệt trước khi cho vào tủ lạnh và để ở các ngăn riêng.
Theo Phunutoday
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.