Dưới đây là 10 cách giúp tránh cãi nhau mà các cặp vợ chồng nên biết:
1. Thừa nhận sai lầm ngay cả khi bạn không sai
Hôn nhân là sự thỏa hiệp. Và lời xin lỗi luôn là một nhân tố quan trọng trong việc hàn gắn hôn nhân. Thừa nhận sai lầm của bạn ngay cả khi bạn không sai chỉ là một trong nhiều thỏa hiệp mà bạn cần sẵn sàng để thực hiện nhằm tránh cãi vã. Hãy đặt cái tôi thấp hơn một chút và nói lời xin lỗi.
2. Biết rõ những sở thích và sở ghét của nhau
Nguyên nhân cuộc cãi vã của hầu hết cặp vợ chồng là hai người đều chưa hiểu nhau. Chẳng hạn, người chồng bắt đầu nổi xung vì anh ấy nghĩ rằng người vợ đang chà đạp lên sự lựa chọn của mình và ngược lại. Để tránh những cuộc chiến như vậy, hai bạn nên hiểu rõ nhau để tránh việc đẩy đối phương đến tình trạng tức phát điên.
3. Bỏ cái tôi
Một cuộc cãi vã nảy ra khi cái tôi trong mỗi người luôn được đặt lên trên. Hai bạn bắt đầu đặt câu hỏi về lý do tại sao lại phải làm khác đi chỉ vì đã kết hôn. Và rồi những điều đó sẽ trở thành cuộc tranh cãi cả thập kỷ, chứ không chỉ dừng lại ở sự khác biệt ý kiến nữa. Để tránh xung đột sau khi kết hôn, hãy học cách loại bỏ những sự cứng nhắc và cởi mở với nhau nhất nếu bạn có thể.
4. Tránh quan hệ tình dục trong những ngày cãi vã
Bạn sẽ nhận ra rằng bạn sẽ bị bỏ đói tình dục trong nhiều ngày sau đó nếu cứ tiếp tục cãi nhau. Điều này có thể khiến cả hai bạn hành động để tránh các cuộc tranh luận. Bất cứ khi nào sắp sửa nổi xung, hãy nghĩ về việc các bạn sẽ phải tránh thân mật thể xác vào buổi tối, và bạn sẽ từ từ học được cách tránh xung đột.
5. Tự đặt ra "quy định"
Nếu bạn bắt đầu cảm nhận được rằng bạn đang chuẩn bị cãi vã về những điều nhỏ nhặt, bạn có thể chuyển chủ đề hoặc yêu cầu cô ấy (anh ấy) chuyển chủ đề nhanh chóng.
6. Hãy suy nghĩ về ảnh hưởng của sự cãi vã với các con
Trẻ con dù ở độ tuổi nào thì cũng rất nhạy cảm khi bố mẹ chúng cãi nhau. Trẻ em có thể dễ dàng cảm nhận được sự khó chịu giữa cha mẹ và điều này có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và thể chất của chúng. Trước khi cả hai bắt đầu một cuộc chiến, hãy suy nghĩ về ảnh hưởng đến với con.
7. Cho nhau không gian riêng
Có những khi, tất cả những gì vợ chồng bạn cần chỉ là… xa nhau ra một chút. Hãy để nửa kia được làm những điều mà anh/cô ấy muốn làm. Khi có tranh cãi, hãy cho nhau thời gian để dịu đi cơn nóng, ra ngoài hít thở không khí trong lành, đi bộ, đạp xe… bất kể hoạt động nào kéo được bạn ra khỏi tình huống sẽ dẫn đến viễn cảnh không mong muốn.
8. Biết ơn
Hơn tất cả, có những khi bạn cần phải biểu lộ lòng biết ơn của mình tới bạn đời. Những cảm xúc trân trọng nhau ấy sẽ giúp hai người vượt qua tranh cãi, giữ cho mình cái nhìn tích cực. Nhớ rằng bạn yêu người ấy, không muốn đẩy người ấy ra xa chỉ vì những vấn đề lẽ ra có thể giải quyết được.
9. Thỏa hiệp
Mọi mối quan hệ đều có được những lợi ích nhất định từ thỏa hiệp. Đôi khi bạn chỉ cần biết khi nào nên thỏa hiệp mà thôi. Bạn không thể lúc nào cũng khăng khăng cách của mình hay nhất nhất chỉ nghe theo người ấy. Hãy cố gắng trung hòa, để hai người đều cảm thấy hài lòng, thỏa mãn về cuộc sống chung.
10. Tìm xem vấn đề thực sự ở chỗ nào
Hai người có thể tranh cãi vì những điều rất nhỏ như hôm nay đến lượt ai đổ rác hoặc anh ấy đã quên buổi hẹn ăn tối với nhà vợ một cách “trắng trợn” như thế nào.
Vấn đề nằm ở chỗ các “nguyên cớ” này có thể bắt nguồn từ các vấn đề lớn hơn như chồng bạn cho rằng vợ không nỗ lực vận động để giảm cân còn bạn cho rằng ông xã là kẻ không biết giữ lời hứa, thiếu cam kết trong mọi chuyện.
Tìm ra và giải quyết được nguyên nhân sâu xa sẽ giúp bạn có cách tránh xung đột trong những lần tới.
Theo Khỏe và Đẹp