Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc có bốn người con gái được mệnh danh là "tứ đại mỹ nhân" có sắc đẹp làm khuynh đảo cả một đất nước, thay đổi cả lịch sử dân tộc. Nhan sắc của họ lần lượt được ca ngợi là "trầm ngư" (cá chìm sâu dưới nước), "lạc nhạn" (chim nhạn sa xuống đất), "bế nguyệt" (Mặt Trăng phải giấu mình) và "tu hoa" (khiến hoa phải xấu hổ). Người dân Trung Quốc từ lâu đã coi Tứ đại mỹ nhân là biểu tượng của sắc đẹp và rất tôn thờ họ. Chẳng thế mà có rất nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng được chuyển thế từ những giai thoại của 4 người con gái xinh đẹp tuyệt trần này. Tuy nhiên ít ai ngờ rằng, dù rất đẹp nhưng các mỹ nhân này đều không tránh khỏi những khiếm khuyết trên cơ thể và họ luôn muốn che giấu đi điều đó.
Các bạn hãy cùng mình tìm hiểu những khiếm khuyết trên cơ thể ít ai ngờ tới của tứ đại mỹ nhân Trung Hoa nhé!
1. Vương Chiêu Quân
Đại mỹ nhân đầu tiên có vẻ đẹp được ca ngợi "lạc nhạn" (chim nhạn sa xuống đất) chính là Vương Chiêu Quân, thời nhà Tây Hán, khoảng thế kỷ 1 TCN.
Theo sử sách nhận định thì Vương Chiêu Quân là người con gái đoan trang và trí tuệ nhất trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa. Nàng tên là Vương Tường, quê ở Tuy Quỹ, đời nhà Hán. Ban đầu Vương Chiêu Quân không được hoàng đế đương triều là vua Hán Nguyên đế để ý tới vì tên Mao Diên Thọ đã cho chấm thêm một chấm đen dưới mắt nàng và tâu với vua rằng đó là chính là nốt ruồi sát phu. Vì thế hoàng đế đã để cho nàng đi mặc dù sắc đẹp của nàng là không phải bàn cãi. Tuy nhiên sau này Hán Nguyên đế mới biết mình bị Mao Diên Thọ qua mặt và sự thật là Vương Chiêu Quân không hề có nốt ruồi sát phu. Mao Diên Thọ sợ bị hoàng đế trị tột liền trốn qua nương nhờ chúa Hung Nô và cho đem theo cả chân dung của Vương Chiêu Quân. Vua Hung nô xem tranh, mê đắm trước sắp đẹp của nàng, liền đòi vua Hán phải giao nộp nàng nếu không muốn quân Hung nô tiến đánh. Biết mình không thể địch lại vua Hung nô, Hán Nguyên đế đành phải đưa nàng đi giao nộp cho chúa Hung. Một người con gái mà đổi lấy sự yên bình, tránh việc binh đao cho một đất nước đủ để nói lên sắc đẹp của Vương Chiêu Quân đẹp đến nhường nào.
Tuy nhiên theo lịch sử ghi chép Chiêu Quân tuy rất đẹp nhưng vẫn có một khiếm khuyết trên cơ thể đó là hai vai nàng hơi lệch nhau. Và để che giấu nhược điểm này, nàng phải lấy những miếng độn vai để áo không bị tụt và người khác sẽ không phát hiện ra điều này.
2. Tây Thi
Đại mỹ nhân được ca ngợi với vẻ đẹp "trầm ngư" (cá chìm sâu dưới nước) là Tây Thi, thời Xuân Thu, khoảng thế kỷ 7-thế kỷ 6 TCN.
Nàng vốn là một thôn nữ dệt vải ở Trữ La Sơn, thời Chiến Quốc. Một hôm nàng ra sông giặt lụa, nước sông trong vắt, in bóng hình đẹp như tiên giáng trần của nàng xuống lòng sông khiến cho đàn cá xiêu lòng quên cả bơi lội, cứ từ từ lặn xuống đáy sông. Vì thế, người đời đã tôn Tây Thi là người có vẻ đẹp "trầm ngư" (cá chìm sâu dưới nước).
Nàng đẹp đến thế nhưng ít ai biết được Tây Thi lại có đôi chân quá to nên khi nàng bước chân xuống suối giặt lụa, đàn cá thấy chân nàng to quá nên hoảng hốt bỏ chạy.
Để che giấu đi khiếm khuyết này, Tây Thi đã tự may cho mình một chiếc váy dài đặc biệt để che hết hình hài của đôi chân có phần thô kệch. Do đó người đời không ai nhìn thấy đôi chân của nàng nên tuyệt nhiên đều ca ngợi nàng là con người con gái hoàn mỹ. Chỉ có sử sách sau này ghi chép lại mới có nhắc đến chi tiết đáng lưu ý này.
3. Dương Quý Phi
Đại mỹ nhân được ca tụng với vẻ đẹp "tu hoa" (khiến hoa phải xấu hổ) là Dương Quý Phi, thời nhà Đường, 719-756.
Tên của nàng là Dương Ngọc Hoàn. Năm 17 tuổi nàng được gả cho hoàng tử thứ 18 của Đường Minh Hoàng là Thọ vương Lý Mạo. Vì khi đó Thọ vương còn nhỏ nên suốt 3 năm sau khi thành thân, giữa phu thê với nhau chưa từng có quan hệ chăn gối.
Còn Đường Minh Hoàng vì cái chết của Vũ Huệ phi người mà ông rất sủng ái nên tâm trạng vô cùng sầu não, không thiết tha gì đến chính sự thì bỗng dưng nhìn thấy cô con dâu tuyệt sắc giai nhân Dương Ngọc Hoàn. Vì quá say đắm trước vẻ đẹp của nàng, vị hoàng đế này đã nghĩ ra cách để phù phép người con dâu của mình trở thành quý phi một cách tài tình. Ông sai hạ thần đưa người đẹp đi xuất gia làm sãi để trông coi việc thờ cúng Huệ phi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Đã xuất gia thì các mối quan hệ thế tục chấm dứt và khi đó Dương Quý Phi không còn là vợ của Lý Mạo hay con dâu của Đường Minh Hoàng nữa. Vì lẽ đó, hoàng đế đã ngay lập tức đưa nàng về cung và phong nàng làm Quý phi. Lịch sử Trung Hoa lại gặp biến cố lớn từ đây.
Còn Đường Minh Hoàng vì cái chết của Vũ Huệ phi người mà ông rất sủng ái nên tâm trạng vô cùng sầu não, không thiết tha gì đến chính sự thì bỗng dưng nhìn thấy cô con dâu tuyệt sắc giai nhân Dương Ngọc Hoàn. Vì quá say đắm trước vẻ đẹp của nàng, vị hoàng đế này đã nghĩ ra cách để phù phép người con dâu của mình trở thành quý phi một cách tài tình. Ông sai hạ thần đưa người đẹp đi xuất gia làm sãi để trông coi việc thờ cúng Huệ phi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Đã xuất gia thì các mối quan hệ thế tục chấm dứt và khi đó Dương Quý Phi không còn là vợ của Lý Mạo hay con dâu của Đường Minh Hoàng nữa. Vì lẽ đó, hoàng đế đã ngay lập tức đưa nàng về cung và phong nàng làm Quý phi. Lịch sử Trung Hoa lại gặp biến cố lớn từ đây.
Được coi là tuyệt thế giai nhân của triều đại đương thời tuy nhiên nàng có một nhược điểm khá nghiêm trọng là cơ thể có mùi khó chịu, điều này đã được nhắc đến trong cuốn sách “Kỷ Liên Hải khâm phục Tứ đại mỹ nhân” của nhà văn Kỷ Liên Hải. Mặc dù vậy Dương Quý Phi rất biết cách để khắc phục nhược điểm này. Nàng sai cho người hầu hái những bông hoa thơm nhất trong vườn rồi chiết thành nước thơm xức lên người. Ngoài ra, Dương Quý phi cũng tắm thường xuyên bằng các loại nước chứa hương liệu và hoa tươi (điều này chúng ta có thể thấy rất rõ trong các bộ phim nổi tiếng thời xưa của Trung Quốc). Vì thế, mùi khó chịu trên cơ thể nàng đã bị che lấp, chỉ còn lại nhan sắc rực rỡ khiến hoàng đế mê đắm. Chắc hẳn nếu mùi cơ thể không bị giấu đi thì chưa chắc Đường Minh Hoàng đã say đắm nàng đến vậy.
Theo tương truyền thì Dương Quý Phi còn mắc thêm chứng bệnh tiểu đường do ăn quá nhiều chất béo, đường (nàng rất thích ăn vải, một loại quả có hàm lượng đường rất lớn) và ít vận động. Ngoài ra nàng còn bị cho là vô sinh, điều này rất hợp lí vì cho đến khi bị bức tử ở tuổi 38, nàng chưa một lần sinh nở.
4. Điêu Thuyền
Đại mỹ nhân được ca tụng với vẻ đẹp "bế nguyệt" (Mặt Trăng phải giấu mình) là Điêu Thuyền, thời Tam Quốc, khoảng thế kỷ thứ 3.
Trong bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung - một trong tứ đại kỳ thư của Trung Quốc có ghi chép rằng, Điêu Thuyền vốn có gia cảnh tan nát vì loạn Đổng Trác, được quan Tư đồ Vương Doãn đón về nhận làm con nuôi. Sắc đẹp của nàng khiến cho cả Đổng Trác và Lữ Bố đều ngất ngây. Biết được đây là cơ hội có một không hai để kết liễu tên giặc ác nhân xấu xa Đổng Trác, quan Tư đồ Vương Doãn đã quỳ lạy cô con gái nuôi của mình là Điêu Thuyền với mong muốn nàng sẽ dùng sắc đẹp của mình để mê hoặc cả Đổng Trác và Lữ Bố, qua đó tiêu diệt Đổng Trác để cứu lấy triều Hán đang lâm nguy. Vương Doãn hứa với Lã Bố sẽ gả Điêu Thuyền cho hắn rồi bất chợt đưa nàng dâng cho Đổng Trác. Lữ Bố do quá say đắm Điêu Thuyền nên hận Đổng Trác đến tận xương tủy bèn làm phản giết chết Đổng Trác.
Người đời sau có viết về Điêu Thuyền như sau: “Mười tám lộ chư hầu không giết nổi Đổng Trác mà một thiếu nữ đào tơ, liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố mà chỉ một nàng Điêu Thuyền lại thắng nổi. Lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy sóng mắt nụ cười làm gươm sắc giáo nhọn, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời ngọt ngào tình tứ làm chiến lược mưu cơ. Xem như thế thì cái bản lãnh của Điêu Thuyền quả là tuyệt thế cao cường, đáng sợ lắm thay!”.
Tương truyền rằng Điêu Thuyền đẹp đến mức cả mặt trăng cũng phải xấu hổ mỗi khi thấy nàng và phải lặn đi mỗi khi nàng xuất hiện. Do đó Điêu Thuyền được ca tụng là mỹ nhân bế nguyệt. Tuy nhiên theo sử sách ghi chép lại thì nàng lại có một khiếm khuyết nhỏ, đó là đôi tai rất bé trong khi theo quan niệm của người xưa, tai to mới là quý tướng. Để che giấu đi điều đó, Điêu Thuyền đã tự chế cho mình khuyên tai và kẹp tóc trang trí rất đẹp mắt để che đi sự khiếm khuyết này.
LỜI KẾT
Dù những nhược điểm trên đây của Tứ đại mỹ nhân đều chỉ là do tương truyền hay lịch sử ghi chép lại, một phần nữa các nàng lại sống quá cách biệt trong chốn hậu cung khiến cho dân gian ít ai được tận mắt chứng kiến dung nhan của các nàng nên không thể kiểm chứng độ xác thực của những thông tin này là chính xác đến đâu. Vẫn biết là không có ai là hoàn hảo cả tuy nhiên vẻ đẹp khiến cho các bậc hoàng đế, anh hùng thiên hạ phải đảo điên, có thể thay đổi lịch sử của một đất nước thì không thể phủ nhận được các nàng đều là tuyệt thế giai nhân, trăm năm khó gặp trong lịch sử Trung Hoa và đến nay vẫn được người đời ca tụng như là những người con gái đẹp nhất.
Theo Ohay