Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn, chậm tăng cân và một trong những nguyên nhân ít ai nghĩ tới là do mẹ pha sữa cho bé không đúng cách.

Dưới đây là 6 sai lầm các mẹ thường mắc phải khi pha sữa cho bé. Liệu bạn có đang “dính” một lỗi nào dưới đây? Kiểm tra xem nhé!
1. Không quan tâm chất liệu bình sữa
Khi chọn bình sữa cho con, phần lớn các mẹ chỉ quan tâm đến giá thành và kiểu dáng bình mà quên mất tầm quan trọng và ảnh hưởng của chất liệu bình sữa.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các loại bình sữa nhựa làm từ nhựa polycarbonate thường có chất BPA (bisphenol A) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu như thường xuyên sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của con, mẹ nên sử dụng bình thủy tinh hoặc những loại bình nhựa được dán nhãn BPA-free.
me
Khi chọn bình sữa cho con, phần lớn các mẹ chỉ quan tâm đến giá thành và kiểu dáng bình mà quên mất tầm quan trọng và ảnh hưởng của chất liệu bình sữa.
2. Không vệ sinh dụng cụ pha sữa
Trong giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt và rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh. Để tránh làm con bị bệnh, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tất cả bình sữa, núm vú và những vật dụng liên quan trước khi sử dụng. Nên rửa bằng nước nóng và xà phòng chuyên dụng. Không nên sử dụng các loại xà phòng thông thường, vì chúng có thể chứa chất độc hại với sức khỏe của bé.
3. Rửa tay trước khi pha sữa
Sẽ không còn ý nghĩa gì khi mẹ vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ pha sữa nhưng lại quên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Vì trong những trường hợp này, bình sữa của bé vẫn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi mẹ chạm vào.
Do đó, đừng quên rửa tay bằng xà phòng và nước nóng trước khi cần pha sữa, mẹ nhé!
4. Không theo hướng dẫn sử dụng
Mỗi loại sữa khác nhau sẽ có cách pha cùng liều lượng khác nhau. Có loại cần cho nước vào trước nhưng cũng không ít loại mẹ phải cho bột vào trước. Tốt nhất, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi pha sữa cho con, tránh làm theo thói quen.
5. Cất giữ sữa đã pha quá lâu
Thỉnh thoảng, khi trẻ không bú hết bình sữa của mình, nhiều mẹ có xu hướng “ướp lạnh” sữa để có thể tiếp tục sử dụng trong những lần sau mà không cần biết, liệu sữa công thức để được bao lâu là an toàn.
me
Thỉnh thoảng, khi trẻ không bú hết bình sữa của mình, nhiều mẹ có xu hướng “ướp lạnh” sữa để có thể tiếp tục sử dụng trong những lần sau mà không cần biết, liệu sữa công thức để được bao lâu là an toàn.
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi pha, nếu bé không bú hết sữa, mẹ không nên cho bé sử dụng lại phần sữa còn thừa. Thậm chí, cho dù để sữa ở trong tủ lạnh, mẹ cũng nên đổ phần sữa thừa sau 24 tiếng không sử dụng. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý, nếu giữ sữa trong tủ lạnh, mẹ không nên để sữa của con ở 2 bên cửa, vì ở đây hơi lạnh thường không được đều. Nên để sữa của bé ở trong ngăn chính tủ lạnh.
6. “Biến tấu” khi pha sữa cho bé
Với suy nghĩ thêm nhiều bột sữa sẽ giúp con hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, nhiều mẹ có xu hướng không tuân theo hướng dẫn sử dụng trên hộp sữa mà thường “biến tấu” theo cách của riêng mình. Có thể mẹ không ngờ, nhưng những hành động này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé cưng.
Theo các chuyên gia, nếu mẹ cho quá nhiều nước khi pha sữa, bé cưng sẽ không hấp thụ được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Ngược lại, khi mẹ cho quá nhiều bột sữa, trẻ sẽ có nguy cơ bị táo bón. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ không nên cho bất cứ “dị vật” nào vào sữa của con nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Đặc biệt, không nên sử dụng nước cơm hoặc nước luộc rau để pha sữa cho bé đâu mẹ nhé!

Cách pha sữa đúng cách cho trẻ nhỏ

Khi pha sữa, trước hết, bố mẹ cần phải tiệt trùng các dụng cụ pha sữa, bình sữa. Mẹ nên đặt nồi đun sôi nước, sau đó đặt các bình sữa vào đun sôi tiếp 15 phút nữa. Tiếp đó, cho núm vú, nắp đậy, nắp vặn vào đun tiếp 5 phút. Nồi nước sôi phải đổ đầy, tránh để núm vú, bình sữa tiếp xúc với đáy nồi.
Nếu mẹ dùng bình thủy tinh cho bé, sau khi đun xong, không nên vớt bình ra ngay. Sự thay đổi nhiệt độ khiến bình rất dễ vỡ.
Trước khi pha sữa cho con, bao giờ bố mẹ cũng phải rửa tay sạch sẽ.
Mẹ chú ý trên nắp/bao bì của hộp sữa bao giờ cũng hướng dẫn rất cụ thể và tỉ mỉ: độ tuổi bao nhiêu, pha bao nhiêu thìa sữa, tương ứng với bao nhiêu ml. Trong hộp sữa cũng luôn có sẵn thìa để đong sữa. Mẹ phải pha chính xác tỉ lệ này mới đảm bảo đúng dinh dưỡng cho con.
Nếu mẹ pha sữa quá đặc, có thể khiến con bị táo bón và gây hại thận vì làm việc nhiều. Nếu mẹ pha sữa quá loãng, không đảm bảo chất dinh dưỡng cho con.
Mẹ chỉ nên thay đổi tỉ lệ pha sữa khi có sự chỉ định của bác sỹ trong trường hợp con có vấn đề về sức khỏe. Cách tốt nhất để giữ đúng tỷ lệ lượng nước và lượng sữa, mẹ nên pha đủ tỉ lệ nước ấm trước rồi mới cho sữa vào sau.
Đun sôi nước và pha với nước lọc để nguội theo nhiệt độ trên bình sữa quy định. Thông thường là từ 40-50oC, rót lượng nước cần dùng vào bình. Trước khi pha, mẹ nên nhỏ vài giọt vào mu bàn tay để thử độ nóng của nước. Tránh thử bằng miệng. Nếu nước pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ quy định cũng sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng của sữa.
Sau khi cho đủ lượng sữa vào nước, mẹ có thể đậy nắp bình và lắc đều cho đến khi sữa tan hoàn toàn trong nước. Nếu mẹ lắc mãi mà thấy sữa không tan hết, vón cục, nên kiểm tra lại hạn sử dụng của sữa, tránh để bé bị uống sữa có vấn đề.
Mẹ chỉ nên pha một lượng sữa vừa đủ với bé. Nếu bé uống không hết, mẹ có thể uống hộ bé phần sữa thừa. Nếu để lại lượng sữa đó lâu, có thể lượng sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.
Nên đậy kín hộp sữa sau mỗi lần sử dụng và để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Hộp sữa đã được mở ra, chỉ nên dùng trong 1 tháng trở lại.
Khi mẹ pha sữa đúng cách mà con vẫn bị táo bón hoặc tiêu chảy, không lên cân, cần hỏi ý kiến bác sỹ hoặc thay đổi loại sữa.
Sau khi con ti sữa, mẹ cần vệ sinh dụng cụ sạch sẽ, như tráng tất cả bình sữa, núm vú, nắp đậy... qua nước. Sau đó cho dung dịch cọ rửa bình sữa dành riêng cho bé vào để rửa. Dùng bàn chải cọ bình sữa dành riêng cho bé để cọ sạch sẽ, không để vết sữa bám. Có thể dùng muối ăn sát vào bên trong núm vú để rửa sạch các vết sữa. Rửa sạch tất cả các dụng cụ đó dưới vòi nước xối mạnh.
Theo Khỏe và Đẹp
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.