Xuôi về miền Tây gạo trắng, nước trong, các thực khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn dân dã bình dị nhưng lạ miệng, độc đáo như lẩu mắm, cá linh, hủ tíu hay đuông dừa.

1. Lẩu mắm
Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu đời và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây sông nước mà du khách không thể bỏ qua. Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc – An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo. 
Khi ăn bỏ thêm nấm rơm, cà tím, khổ qua sẽ tăng vị ngon ngọt và sắc màu cho nước, ăn kèm với thịt ba rọi, tép bạc, cá tra hoặc cá basa, cá kèo, tôm sú... Các loại rau và các loại bông ăn kèm nhúng vào nước lẩu mắm, ăn tái giòn, đượm vị mắm mà không mất mùi thơm của rau.

2. Cá linh

Dân Miền Tây ai cũng biết đến loài cá linh còn các du khách đã thưởng thức loài cá này thì sẽ ấn tượng mãi bởi thịt của chúng có vị rất đặc trưng. Cá linh hầu như không có xương nên ăn được nguyên con mà càng non thì thịt càng ngọt, béo ngậy. 
Cá linh đầu mùa hay cuối mùa chế biến theo cách nào cũng ngon và hấp dẫn như: cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, kho khóm, canh chua cá linh... Đặc trưng nhất là món lẩu cá linh bông điên điển, nước dùng được nấu bằng nước dừa tươi và me chua còn sống, nêm nếm hơi chua vừa ăn. Đây được xem là món lẩu ngon nhất của miền Tây sông nước này.

3. Gỏi sầu đâu

Sầu đâu là loài cây thân gỗ, cao to. Chùm nụ sầu đâu và những đọt lá non được người miền Tây xé nhỏ để làm gỏi, không cần qua sơ chế. Ngoài sầu đâu còn phải có cá lóc hay khô cá sặc nướng xé nhỏ thịt vừa ăn, thịt heo ba chỉ luộc vừa chín tới xắt sợi với tôm thẻ luộc lột vỏ, bỏ đầu. 
Tất cả được trộn đều với dưa leo, cà chua xắt mỏng, me chín, xoài xanh vằm sợi, nước chấm dùng nước mắm ngon dằm me, ớt, bột ngọt và đường. Nét độc đáo của món gỏi sầu đâu là có đủ các vị đắng, ngọt, chua cay, bùi và béo nên ăn rất ngon miệng, dư vị còn lưu luyến đến mãi tận ngày hôm sau.

4. Bún nước lèo

Bún nước lèo là món ăn khá phổ biển tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ và đặc biệt nổi tiếng tại Sóc Trăng. Yếu tố quyết định tới độ ngon của mỗi tô bún chính là nhờ vào nước lèo nấu bằng mắm cá lóc, mắm cá bông hoặc mắm cá sặc đã được lược xác cẩn thận, trong vắt và dậy mùi. 
Nước lèo muốn có hương vị đậm đà phải có thêm chút nước dừa tươi hay củ ngải bún. Tất cả những nguyên liệu đơn sơ như mắm, heo quay, bắp chuối... trông mỗi tô bún quyện vào nhau hài hòa tạo nên vị đặc sắc và chinh phục được khẩu vị của thực khách bốn phương.

5. Cháo cua đồng và cháo cá lóc
Cháo cua đồng là món rất dễ ăn, ăn kèm với hột (trứng) vịt lộn và 5 loại rau gồm rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau đay, cải xanh và mướp hương. Đây lại là món ăn có tính thanh nhiệt, bổ dưỡng và có thể giúp hạ đường huyết nên thường được dùng trong những ngày hè oi bức, rất tốt cho sức khỏe. 
Cháo cá lóc thì được nấu bằng cá lóc đồng được làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương. Người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh. Cháo cá lóc cũng có tính giải nhiệt rất tốt.

6. Cơm tấm

Nếu có dịp đến miền Tây sông nước, du khách sẽ được nếm thử món cơm tấm Long Xuyên vừa ngon vừa lạ miệng. Sườn và trứng kho được thái lát mỏng, nhỏ vừa miệng cùng bì, mỡ hành, dưa chua ăn kèm với nước mắm pha đường hơi sánh có vị cay nhẹ, đậm đà, ngon miệng.
Ngoài ra còn có món cơm tấm phá lấu Bạc Liêu rất lạ miệng. Phá lấu được thái lát vừa ăn, thêm một ít đồ chua, mỡ hành và chén nước chấm. Cái giòn giòn và hơi dai của phá lấu kết hợp với vị chua ngọt của đồ chua, thêm cái béo của mỡ hành quyện vào nhau sẽ khiến cho thực khách mê mẩn khi thưởng thức.

7. Bánh canh

Bánh canh miền Tây có nhiều loại gồm bánh canh giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm nước cốt dừa... . Nước dùng bánh canh sánh, hơi sền sệt được nấu chung với sợi bánh làm từ bột gạo hoặc bột lọc cùng nguyên liệu ăn kèm...
Món ăn này đã trở nên quen thuộc với đời sống ẩm thực của người miền Tây và họ có thể ăn món này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

8. Hủ tiếu

Một trong những món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng ở miền Tây là hủ tiếu. Nước lèo hủ tíu trong veo, thơm lừng mùi mực nướng, mùi tôm khô, mùi hành phi… Xương ống, giò heo và sườn non chặt miếng được hầm mềm rượi. Còn sợi hủ tiếu thì nhỏ rứt như sợi bún có độ dai vừa phải, không quá dai mà cũng không quá bở.
Tô hủ tiếu còn có giá trắng, hẹ xanh hoà với màu đỏ của củ cải, sườn và gan béo ngậy, mực và bao tử. Mỗi nơi nấu một cách với nhiều phiên bản khác nhau như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu bột lọc, hủ tiếu khô, hủ tiếu bò khô, hủ tiếu xào, hủ tiếu chay… nhưng đều thơm ngon và được các thực khách phương xa ưa chuộng.

9. Đuông dừa

Ở miền Tây, đuông dừa có nhiều nhất ở Bến Tre bởi nơi đây có các cánh rừng dừa bạt ngàn. Tuy là loại vật có hại nhưng nó cũng là nguồn nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ăn thơm béo, ngon miệng, đặc biệt là món đuông dừa sống ăn kèm nước mắm ớt. 
Bên cạnh đó, đuông dừa còn rất thơm ngon khi được chiên bơ hoặc nướng ăn kèm với các loại rau sống chấm mắm me chua. Nhưng độc đáo nhất phải kể đến món đuông dừa hấp xôi. Xôi và đuông được ăn kèm với nhau vừa dẻo vừa mềm, vừa béo vừa bùi không chỉ ngon mà còn rất lạ miệng.
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.