Hoa quả không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Phải đủ liều lượng, vừa phải, thích hợp... nhé cả nhà.

1. Không nên ăn trái cây/hoa quả sau khi dùng bữa
Không ít người có thói quen sau bữa cơm ăn hoa quả. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ăn hoa quả sau bữa ăn rất không khoa học, nguyên nhân là do hoa quả dễ bị tích tụ ở dạ dày cùng với thức ăn, làm cho dạ dày, đường ruột chướng khí, táo bón… gây ảnh hưởng không tốt cho chức năng tiêu hóa.
Vì thế, ăn trái cây một giờ trước bữa ăn là cách tốt nhất để cơ thể bạn hấp thu tốt nhất các loại vitamin và các chất có trong hoa quả.
2. Không nên gọt vỏ khi ăn
me
Thuốc trừ sâu hoàn toàn có thể phun từ gốc hoặc tiêm trực tiếp vào bên trong quả. Do vậy, việc gọt vỏ là thừa, không tác dụng.
Rất nhiều người cho rằng, vỏ hoa quả chứa nhiều chất độc hại... nên khi ăn cần phải gọt bỏ vỏ mới an toàn. Thực tế, thuốc trừ sâu hoàn toàn có thể phun từ gốc hoặc tiêm trực tiếp vào bên trong quả. Do vậy, việc gọt vỏ là thừa, không tác dụng.
Hơn nữa, rất nhiều hoa quả, dinh dưỡng tập trung lượng lớn ở phần vỏ. Vì vậy bạn chỉ cần rửa sạch ngâm nước muối rồi ăn là khoa học nhất.
3. Ăn nhiều hoa quả KHÔNG thể giảm béo
Hoa quả không phải là thực phẩm nghèo calo bởi đa phần hoa quả rất giàu đường. Đường này lại dễ hấp thụ trong khi màu sắc, hương vị của hoa quả rất hấp dẫn, dễ làm chúng ta ăn không biết chán. Vậy là gây hiệu quả ngược.
4. Hoa quả KHÔNG thể thay thế rau xanh
Hoa quả và rau xanh mỗi loại có đặc điểm dinh dưỡng khác nhau, không thể thay thế cho nhau. Hàm lượng vitamin và muối vô cơ trong hoa quả không thể nào bằng được rau xanh.
Người trưởng thành mỗi ngày cần ít nhất 500g các loại rau xanh mới cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn nên điều tiết lượng trái cây “nạp” vào hợp lý. Ví dụ mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 3 quả quýt loại vừa, ăn không quá 250g vải hay nhãn...
5. KHÔNG NÊN ăn hoa quả thay cơm
Cơ thể chúng ta mỗi ngày cần khoảng 50 loại chất dinh dưỡng, đặc biệt là cần khoảng 65g protein, trên 20g chất béo/ngày để duy trì sự sống, làm mới và tái tạo cho các cơ quan, tế bào.
Hoa quả chứa hàm lượng nước trên 85%, protein không đến 1%, hầu như không có chất béo vì vậy, hoa quả mặc dù ngon miệng nhưng chỉ có thể làm dinh dưỡng bổ sung, không nên ăn quá nhiều.
6. Hoa quả gọt xong phải ăn ngay
Hoa quả đã gọt vỏ, bổ thành từng miếng nhỏ hay nước quả ép để càng lâu sẽ càng mất đi nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ chẳng thụ hưởng được gì nhiều từ việc ăn hoa quả hay nước ép đã chế biến quá lâu. Vì vậy, khi chế biến xong trái cây nên ăn ngay. 
Nếu buộc phải bổ hoa quả từ rất lâu trước khi dùng, bạn nên ngâm quả vào dung dịch nước muối nhạt (1%) để giữ lượng vitamin C có trong quả.
7. Phải luôn ăn trái cây, hoa quả tươi ngon
Bạn có phải là người thích mua trái cây và rau quả trước một tuần? Giữ chúng trong tủ lạnh sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu, là các chất rất quan trọng cho cơ thể bạn. Thay vì cất giữ chúng trong một hoặc hai tuần, hãy tạo thói quen mua rau tươi vài ngày một lần.
8. Có bệnh nên kiêng 1 số loại trái cây
Với người mắc chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm tuyến tụy... thì không nên uống các loại nước quả chua như bưởi, chanh, cam, táo, nho, dâu...
Những người tiểu đường không nên ăn các loại quả có hàm lượng đường cao như lê, xoài, sầu riêng, hồng... Những người bị viêm thận mãn tính không nên ăn xoài. Vậy nên, tùy vào thể chất, cơ địa mà chọn hoa quả phù hợp.
9. Trái cây có thể kị với 1 số loại thực phẩm khác
Sự thật là có rất nhiều loại trái cây “khó tính”, tối kỵ khi ăn cùng một số loại rau trái hay các thực phẩm khác. Nếu ta cứ liều lĩnh kết hợp thì không những trái cây đó không có tác dụng làm đẹp mà còn gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.
Chẳng hạn, trước và sau khi ăn quýt một giờ tuyệt đối không được uống sữa bò vì protein trong sữa bò gặp dịch quýt sẽ đông lại, gây khó khăn cho việc tiêu hóa và hấp thụ. Không nên ăn hồng cùng với khoai lang, khoai tây.
10. Không ăn trái cây mà không súc miệng
Lúc mang bầu, bạn cũng tránh ăn các loại trái cây mà không súc miệng. Bởi vì một số trái cây có chứa các loại đường và mức độ axit khác nhau, nó cũng khiến quá trình lên men nhanh và mạnh hơn. Điều này sẽ dễ ăn mòn men răng. Do đó, bà bầu cần phải súc miệng ngay sau khi ăn trái cây để tránh tình trạng răng miệng bị sâu răng.
11. Khi ốm nghén không ăn nhiều trái cây
Nhiều phụ nữ mang thai trong thai kỳ đầu của mình thường bị ốm nghén mà không muốn ăn bất cứ thực phẩm nào nên thường ăn nhiều trái cây để thay thế
Nhưng điều này các bà bầu đặc biệt phải chú ý vì trái cây có chứa hàm lượng đường cao và chúng có thể gây ra sự chuyển hóa glucose bất thường trong thời kỳ mang thai và có thể gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ.
Những nghiên cứu cho rằng những bệnh nhân bị tiểu đường trong thai kỳ thường là do ăn uống trong thai kỳ không hợp lý và chủ yếu là họ đã ăn một số lượng lớn các thực phẩm có chứa lượng đường cao. Chẳng hạn như trái cây, bánh ngọt, đường, đồ uống trái cây…
12. Chỉ cho trẻ ăn hoa quả với một lượng vừa phải
Hoa quả có màu sắc bắt  mắt nên dễ dàng kích thích trẻ có cảm giác muốn ăn. Thông thường, khi đã thích, trẻ thường ăn rất nhiều và không thấy no. Bởi vậy, các ông bố bà mẹ chỉ nên lấy một lượng hoa quả vừa phải để bé ăn vừa đủ chứ không nên lấy quá nhiều. Trẻ ăn quá nhiều thường dễ bị nôn, thậm chí đầy bụng khó chịu và để lại những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Theo Phunutoday
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.