Phụ nữ thường được khuyên không nên sinh con muộn ngoài tuổi 35 vì họ có thể gặp nhiều nguy hiểm, bệnh tật, đặc biệt là 10 loại bệnh dưới đây.
Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng của phụ nữ. Để thực hiện thiên chức này, người phụ nữ đã phải hi sinh rất nhiều, bao gồm nguy cơ mắc nhiều bệnh như suy tuyến giáp, bệnh thận, đau dây thần kinh tọa và cả ung thư.
1. Đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa là một trong những căn bệnh đau đớn nhất liên quan đến việc mang thai. Phụ nữ sau khi sinh con xong có thể bị đau dây thần kinh tọa ở khắp khu vực hông từ phần lưng dưới cho đến mặt sau của đùi, thậm chí, các cơn đau có thể lan tỏa xuống tận dưới đầu gối.
Đau dây thần kinh tọa là một trong những căn bệnh đau đớn nhất liên quan đến việc mang thai. |
2. Viêm thận
Thận cũng là một trong những cơ quan dễ bị ảnh hưởng trong quá trình phù nữ mang thai. Khi mắc bệnh này, bạn có thể bị nhiễm trùng ở đường tiết liệu do tử cung mở rộng và bạn phải đối mặt với những thay đổi thể chất cũng như thay đổi hoóc-môn làm cản trở quá trình làm việc của đường tiết niệu. Điều này có thể khiến thận làm việc quá tải và dễ bị viêm nhiễm.
3. Ung thư
Trong suốt quá trình mang thai, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư ác tính và ung thư hạch là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất có thể xảy ra với phụ nữ có bầu. Một số bệnh ung thư cũng có thể được điều trị trong quá trình mang thai và chúng không gây hại cho em bé trong bụng của bạn.
4. Tiểu đường
Tiểu đường là một trong những căn bệnh đáng báo động cho phụ nữ mang thai. Căn bệnh này làm tăng lượng đường trong máu của bạn và cả thai nhinữa. Điều này rất không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé sau này. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên do đó là việc cần thiết cho các bà bầu tương lai để thoát khỏi căn bệnh này.
5. Cao huyết áp
Đây cũng là một trong những căn bệnh phổ biến mà phụ nữ có thể mắc khi thực hiện thiên chức làm mẹ. |
Đây cũng là một trong những căn bệnh phổ biến mà phụ nữ có thể mắc khi thực hiện thiên chức làm mẹ. Cao huyết áp có thể nguy hiểm cho em bé của bạn và dẫn đến việc sinh con non cũng như sinh con nhẹ cân.
6. Nhiễm trùng
Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm và dễ dàng bị lây nhiễm các nguồn bệnh từ vi khuẩn, vi rút bên ngoài.
Để phòng tránh những căn bệnh về lây nhiễm, bà bầu cần thực hiện vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh và tuyệt đối bỏ qua các loại thực phẩm sống, tái và thực phẩm đã nấu chín để qua đêm.
7. Suy tuyến giáp
Suy tuyến giáp cũng là vấn đề sức khỏa đáng báo động liên quan đến thai kỳ do những thay đổi trong quá trình sản xuất hoóc-môn ở tuyến giáp làm suy giảm chức năng của tuyến này. Suy tuyến giáp trong thai kỳ có thể dẫn đến việc chậm phát triển của thai nhi hoặc thai nhi yếu.
8. Thiếu sắt
Nếu bạn đang bị thiếu sắt trong thai kỳ, tình trạng này rất nguy hiểm cho em bé của bạn vì có có thể liên quan đến sức khỏe trong những năm đầu của đứa trẻ.
9. Táo bón
Không ít các bà bầu bị táo bón khi mang thai. Đôi khi thuốc sắt dùng để cải thiện vấn đề thiếu máu lại là nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón. Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích cũng gây ra táo bón cho các bà mẹ tương lai và khi họ sinh con xong nữa.
10. Đau lưng dưới
Khi mang thai, tử cung của bạn được mở rộng ra và là trung tâm của trọng lực. Sức nặng của cơ thể bạn dồn hết vào phần bụng. Cơ bụng của bạn phải chịu đựng một khối lượng lớn chưa từng có, lưng của bạn cũng phải đỡ một khối lượng lớn quá tại. Hơn nữa, trong quá trình mang thai, bà bầu cũng thường tăng cân, bao gồm cả tăng cơ bắp nên áp lực xuống vùng lưng dưới là lớn nhất. Vậy nên, đau lưng dưới là việc không thể tránh khỏi đối với hầu hết các bà bầu.
Theo Phunutoday