Nhiều người đàn ông khác cho rằng, hành động trưng biển xin việc ngoài đường của ông bố 9X là dũng cảm, thể hiện bản lĩnh đàn ông.


Sáng 17/8, tân cử nhân Phùng Đức Ninh (sinh năm 1990, quê Lương Tài, Bắc Ninh) khiến nhiều người bất ngờ khi đứng giữa đường trưng biển xin việc tại khu vực đường Cầu Giấy (đoạn ngã tư giao đường Láng – Hà Nội).

Dòng tin được viết rõ nét trên khổ giấy lớn với nội dung: “Tôi vừa tốt nghiệp. Tôi đã là Bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi liên hệ conanbn90@gmail.com”.

Hành động của ông bố trẻ này đã trở thành tâm điểm thu hút, là đề tài bàn tán của dư luận. Những lời khen, tiếng chê trái chiều, thậm chí cả những lời miệt thị của của dân mạng đã ập đến ông bố trẻ này như những cơn lốc. Bên cạnh đó, những ông bố lại có thái độ khá cảm thông cho hành động này.



trưng biển xin việc
Tấm biển xin việc của ông bố 8X gây tranh cãi.

Đó là một hành động bản lĩnh

Từ góc độ của đàn ông, nhiều ông bố khác đã bày tỏ quan điểm bênh vực Đức Ninh và cho rằng, đó là một hành động bản lĩnh. 

Anh Nguyễn Quang Anh, một ông bố 2 con 35 tuổi chia sẻ quan điểm, sẽ quá khắt khe khi cho rằng, hành động trưng biển xin việc của ông bố trẻ là “nhục”. Anh nói: “Với độ tuổi như cậu ta, trước những bí bách về kinh tế mà đưa ra hành động bằng kiểu xin việc như vậy, chúng ta nên có cái nhìn cảm thông hơn. Theo quan điểm của tôi, đàn ông chỉ "nhục" khi nhìn cảnh vợ con thiếu thốn mà ôm cái sĩ diện của mình mà thôi.

Tôi thấy bất nhẫn khi ghép từ nhục vào đó. Cậu ấy chỉ đưa ra lý do cho hành động của nó là quá bí bách về tài chính, chứ cũng không tuyên bố là phải chăm con nhỏ vợ yếu cần công việc nhẹ nhàng, thu nhập ổn. Với tôi, bất cứ đàn ông hay đàn bà, người dám gạt tất cả mọi thứ, nhất là sĩ diện để lo cho gia đình thì đứng về khía cạnh nào đó cũng đáng trân trọng. Ai dám bảo khi cậu ta cầm cái biển đó ra đứng ngoài đường là cậu ta không có sĩ diện?
” Anh cũng khẳng định: “Cũng có thể tôi sẽ làm như cậu ta khi đã hết sức nỗ lực tìm kiếm cơ hội mà vẫn chưa thành công”.

Cũng thuộc “phe” bênh vực, thậm chí ca ngợi hành động trưng biển xin việc của ông bố trẻ như một sự dũng cảm, anh Đỗ Giáp Nhất cho rằng: “Hành động ấy không có gì đáng chê trách. Không nói đến chuyện họ sinh con trong lúc kinh tế chưa mạnh, chưa đủ sức gánh vác gia đình, chỉ nói về hành động xin việc để mua sữa cho con, chứng tỏ cậu ta biết bản thân mình kém cỏi, thiếu vốn sống, và đó là thứ duy nhất cậu thanh niên ấy "bám" vào, nương tựa vào, để đạt được nguyện vọng của mình, là có tiền lo cho đứa con vừa sinh thiếu sữa. Xét cho cùng, đó là một hành động đàn ông”. 

trưng biển xin việc
Anh Đỗ Giáp Nhất.
Từ góc độ của một ông bố, anh Giáp Nhất trân trọng tình yêu và sự dũng cảm mà chàng cử nhân 9X dành cho gia đình, đặc biệt là em bé. Anh bày tỏ quan điểm: “Tôi thấy đây là một người bố đang dành trọn tâm sức cho đứa con của mình. Là đàn ông, tôi hiểu được sức nặng của gánh nặng cậu ấy phải gánh vác”.

Trầm tư hơn, không phản đối, cũng chẳng cổ súy cho hành động trưng biển xin việc của ông bố 9X, anh Cao Mạnh Tuấn chia sẻ: “Việc cậu ấy đưa con vào "tờ xin việc" ở ngoài đường có thể không hay lắm, nhưng ít nhất cậu ấy cũng đang chiến đấu vì con mình, hay hơn rất nhiều người trẻ khi nghe người yêu có thai là chạy hoặc đòi bỏ. 

Mình không phản đối cách cậu ấy ra đường xin việc, cũng chưa biết câu chuyện phía sau của cậu ấy thế nào, nhưng mình cảm giác cậu ấy đã rơi vào tình trạng túng quẫn. Ai là đàn ông, khi rơi vào hoàn cảnh bí bách, không biết lùi đi đâu thì họ rất dễ bộc phát một hành động gì đó không ổn, rất mừng vì ông bố trẻ kia vẫn cố tìm đường nuôi con
”.

trưng biển xin việc
Anh Cao Mạnh Tuấn.
Anh Tuấn cũng tâm sự thêm, bản thân anh, một người đàn ông đã qua quá nửa tuổi 30, cũng từng có lúc bị dồn vào “đường cùng” nên anh rất cảm thông với ông bố trẻ. “Khi đó, tôi anh sẵn sàng làm bất cứ thứ gì, đã đi bưng bê cho 1 quán café, pha chế, dắt xe, trực đêm… để có thêm tiền” – anh kể

Cách xin việc của ông bố trẻ - người chê, người cảm thông


Tuy có nhiều ý kiến cho rằng, hành động của ông bố trẻ là “bản lĩnh”, “đàn ông”, rằng anh chàng là một ông bố tuyệt vời, nhiều ông bố cũng bày tỏ quan điểm, cách ông bố trẻ này gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tiềm năng không thực sự ổn.

Anh Nguyễn Trung Minh, ông bố 1 con đang công tác trong quân đội cho rằng, người bố trưng biển xin việc có tâm lý mong đợi lòng thương của người khác khi lấy con ra làm lý do. “Tôi không ủng hộ hành động này. Nếu xét về nội dung tấm biển đó, sao không phải là “Hãy tuyển tôi vì tôi sẽ làm việc chăm chỉ/ tôi mang lại lợi ích cho công ty/ tôi là người tài giỏi”? Tôi cho rằng, em bé chỉ là lý do để cậu ta vin vào nhằm đánh vào lòng trắc ẩn của xã hội và nhà tuyển dụng thôi. Một người xin việc đàng hoàng sẽ nói thông tin về năm sinh, trình độ chuyên môn, trường vừa tốt nghiệp, khả năng sở trường... chứ không nói kiểu mập mờ vậy” – anh Minh phân tích.

trưng biển xin việc
Anh Nguyễn Trung Minh.
Anh cũng nói thêm, sự kém chuyên nghiệp của chàng tân cử nhân không nằm ở cách anh ta trưng biển xin việc giữa đường, mà là chữ ký “Thiên thần đá” và email quá… xì-tin, không phù hợp với việc gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Ít khắt khe hơn, anh Mạnh Tuấn cho rằng, cách làm của ông bố trưng biển xin việc  chưa chuẩn lắm, do “cậu ấy không thực sự nghĩ đến các nhà tuyển dụng cần gì, muốn gì, và đó có thể là lý do mà cậu ấy đã không được tuyển”. Anh đưa ra lời khuyên: “Cần nhất là cậu ấy nên bình tĩnh lại, nghĩ xem khả năng của mình thế nào, có thể làm cái gì, làm đến đâu thì mới xin được việc”.

Ông bố Đức Hiển lại có những quan điểm đầy nhân văn về câu chuyện này. Anh cho rằng: “Mình thấy thương chứ tuyệt nhiên không thấy buồn cười hay hèn hay nhục gì cả. Cử nhân ra đứng đường xin việc, thì cũng đâu sao. Bạn ấy xin việc chứ không xin ăn. Bạn ấy quảng cáo bản thân và giới thiệu với “nhà tuyển dụng” theo cách của bạn ấy. “Bạn ấy, với tư duy của mình, có thể nghĩ cách mặc đẹp và ôm cặp táp đến các văn phòng, nhưng tại sao lại làm lôi thôi thế?”, nhiều người hỏi vậy. 

trưng biển xin việc

Bạn ấy làm thế là có chèn lòng thương hại vào nội dung xin việc hơn là chứng minh năng lực, cái đó có. Nhưng bạn ấy 25 tuổi, là sinh viên mới tốt nghiệp. Bạn ấy làm bố, chắc là lần đầu tiên. Bạn ấy không có tiền, và vợ bạn ấy vừa sinh con nhỏ. Bạn ấy không dựa dẫm vào gia đình, cũng có thể gia đình bạn ấy nghèo nên chẳng có gì để có thể dựa dẫm. Bạn ấy đang thiếu tiền. Bạn ấy sợ con đói, con đau. Bạn ấy thiếu kinh nghiệm sống, mối quan hệ.

Hình ảnh, phong thái manly, tư thế ... đều cần thiết với một ông bố nhưng nó ở hơi xa, khi cơn đói của con bạn ấy thì rất gần, trước mắt. Bạn ấy đang rất rối bời.

Khi một ông bố rối bời vì túng thiếu, con đau vợ ốm, khi một ông bố thất nghiệp. Khi ông bố ấy không biết ngày mai lấy gì nuôi con mình, và khi ông bố ấy mới chỉ 25 tuổi, có thể ông bố ấy nhất thời yếu đuối, có thể không giỏi xuất sắc, nhưng đấy là ông bố tốt
”.

Có lẽ đúng thế thật. Ông bố trẻ Phùng Đức Ninh có thể không phải là một ứng viên xuất sắc vào vị trí nhân viên, có thể vụng về trong cách giới thiệu mình, có thể chưa sẵn sàng gánh vác gia đình, nhưng trong mắt nhiều ông bố khác, anh là một người đàn ông có trách nhiệm, một ông bố tốt.  
Theo Huyền Trang / Trí Thức Trẻ
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.