Hãng tin Nga RT dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga nói quân đội Ukraine đã triển trai ít nhất 27 xe trang bị hệ thống BUK trước khi xảy ra vụ máy bay Malaysia bị bắn hạ. Còn Telegraph nói rằng trong đêm 17/7, một trong các hệ thống như thế được báo cáo đã xuất hiện tại khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của các chiến binh nổi dậy ở Đông Ukraine.
Dù các tay súng ly khai ở đây có các hệ thống phòng không khác trong tay và đã sử dụng chúng để bắn hạ 2 máy bay Ukraine vào đầu tuần này, song chỉ BUK mới có đủ tầm bắn để hạ một chiếc máy bay chở khách đang di chuyển ở độ cao trên 10.000 mét. Trong ngày 17/7, các tay súng ly khai ở Nga đã bác bỏ thông tin nói họ đang sở hữu BUK. Tuy nhiên hãng tin AP đưa tin rằng một trong các phóng viên của hãng đã thấy một xe phóng tên lửa trông rất giống BUK gần làng Snizhne vào sớm cùng ngày.
Cũng có khả năng chiếc máy bay của Malay bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa của Buk của quân đội Ukraina, tuy nhiên các hệ thống tên lửa này của quân đội chính phủ thường nằm tại các vị trí cố định và được thông báo về các chuyến bay dân sự nên khó nhầm lẫn hơn.
Mặc dù các hệ thống tên lửa Buk cần những kỹ thuật viên có trình độ cao để có thể điều khiển. Trong khi đó những tay súng ly khai thường không được đào tạo kỹ lưỡng trong việc sử dụng các hệ thống như vậy. Tuy nhiên, theo một chuyên gia quân sự, có thể các tay súng ly khai từng tham gia quân đội chính phủ đã được đào tạo về cách điều khiển những hệ thống tên lửa phòng không như Buk.
Hệ thống tên lửa Buk
Hệ thống tên lửa Buk là một dòng các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, tự hành được phát triển bởi Liên Xô và Nga. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hành trình, các loại máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng, cả máy bay không người lái.
Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn bao gồm một xe chỉ huy, 1 trạm trinh sát/bắt bám và điều khiển đặt trên xe (TAR), 6 xe phóng tên lửa (TELAR), mỗi xe mang 4 quả tên lửa sẵn sàng phóng và 4 quả dự trữ và 3 xe tiếp đạn. Thời gian từ lúc theo dõi mục tiêu cho đến khi phóng tên lửa chỉ mất khoảng 22 giây.
Trong đó, hệ thống radar 9S18 có phạm vi phát hiện mục tiêu đường không bay cao ở khoảng cách 140km, phát hiện tên lửa hành trình và các mục tiêu bay thấp ở khoảng cách 10-20km. Xe phóng được đặt trên khung bệ bánh xích lắp 4 đạn tên lửa. Đặc biệt, trên xe cũng được tích hợp sẵn radar điều khiển hỏa lực 9S35 Fire Dome, này có khả năng dẫn bắn cho 4 tên lửa trong phạm vi 85km.
Sức mạnh tên lửa trang bị cho hệ thống Buk
Hệ thống Buk được trang bị hai loại đạn tên lửa chính là 9М38, 9М38M1 và 9M317. Đạn tên lửa 9M38 sử dụng một thiết kế cánh hình chữ X một tầng mà không cần bất kỳ bộ phận nào có thể tách bỏ, thiết kế bên ngoài cho cùng kiểu dáng với dòng tên lửa đất đối không Tartar và Standard của Mỹ. Thiết kế phải phù hợp với giới hạn kích thước do hải quân đề ra, để cho phép tên lửa vừa với hệ thống SAM M-22 trong Hải quân Xô viết. Mỗi tên lửa dài 5.55 m, nặng 690kg và mang đầu đạn tương đối lớn nặng 70kg, đầu đạn được kích hoạt bằng ngòi nổ radar cận đích. Trong khoang phía trước của tên lửa chứa radar tự dẫn bán chủ động, thiết bị lái tự động, nguồn điện và đầu đạn. Các phương pháp tự dẫn được chọn là phương pháp lái định vị tỉ lệ.
Đạn tên lửa 9M38 sử dụng một động cơ phản lực nhiên liệu rắn hai chế độ với thời gian đốt khoảng 15 giây, buồng đốt được gia cố bằng kim loại. Đối với mục đích giảm sự tản mát trong khi bay, buồng đốt được đặt nằm gần trọng tâm của tên lửa và bao gồm một ống dẫn khí dài hơn. Việc không sử dụng kiểu động cơ luồng trực tiếp được giải thích bởi sự bất ổn ở góc tấn lớn và bởi sức cản không khí lớn hơn trên đoạn đường đạn thụ động cũng như bởi các khó khăn về kỹ thuật. Thiết kế của đạn 9M38 đảm bảo sự sẵn sàng mà không cần kiểm tra trong vòng ít nhất 10 năm phục vụ và nó được chuyển tới các đơn vị chiến đấu trong container vận tải 9Ya266.
Đạn tên lửa 9M317 được phát triển như một loại đạn tên lửa dùng chung cho cả hệ thống Buk-M1-2 của lực lượng phòng không Lục quân cũng như cho hệ thống Ezh của Hải quân Nga.
Các đạn tên lửa đa năng thống nhất 9M317 có thể được sử dụng để tấn công nhiều loại mục tiêu như tên lửa đường đạn, máy bay, mục tiêu trên mặt nước... trang bị cho các tổ hợp phòng không của lục quân và hải quân. Nó được thiết kế bởi Công ty cổ phần Nhà máy sản xuất khoa học Dolgoprudny (DNPP) và đã qua các cuộc thử nghiệm đầy đủ về hệ thống vũ khí và tổ hợp khác nhau. Thử nghiệm bao gồm tiêu diệt các mục tiêu tương tự như tên lửa đường đạn chiến thuật; tên lửa hành trình chiến lược; tên lửa chống tàu chiến thuật, chiến lược; máy bay và trực thăng. Các mục tiêu phải tiêu diệt có tốc độ tối đa đạt 1200 m/s, tên lửa có thể chịu quá tải gia tốc là 24g. Đạn tên lửa đầu tiên được sử dụng với hệ thống Buk-M1-2 của lục quân và hệ thống Shtil-1 của hải quân.
Nó có thể giao chiến với các tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến lược; máy bay chiến thuật, tên lửa hành trình; trực thăng hỗ trợ hỏa lực (kể cả đang lơ lửng thấp so với mặt đất); máy bay điều khiển từ xa.
So với 9M38M1, đạn tên lửa 9M317 có các thông số kỹ thuật vượt trội, có tầm bắn 45 km, bay cao 25 km, khả năng phân loại mục tiêu lớn hơn. Về bề ngoài của 9M317 khác với 9M38M1 bởi một cánh nhỏ hơn. Nó sử dụng hệ thống điều khiển hiệu chỉnh quán tính với radar tự dẫn bán chủ động, sử dụng lái định vị tỉ lệ để bám mục tiêu.
Mặc dù, thông tin chính xác về tai nạn của chiếc máy bay hành khách mang số hiệu MH17 vẫn chưa được xác định, nhưng rõ ràng nếu nghi án Buk đã bắn hạ nó được làm sáng tỏ nó có thể tạo nên một vụ bê bối chính trị lớn với rất nhiều hậu quả khó lường.
Theo Trí Thức Trẻ
Bài viết cùng chuyên mục Khám Phá
Bất ngờ với 13 sự thật thú vị không phải ai cũng biết
Bạn bè càng thân nhau, bộ gene càng giống nhau
"Bay lượn và sex" là giấc mơ được con người yêu thích nhất
Sự giống nhau giữa người nghiện tình dục và nghiện ma túy
Bí ẩn xung quanh cuộc đời "Thanh Thiên Bao Đại Nhân"