Niềm tin phải xuất phát từ hai phía. Một mối quan hệ đạt độ tin tưởng phải xuất phát từ ý thức của những người tham gia. Yêu cầu đầu tiên là bạn phải đủ độ tin cậy và là người đáng tin cậy. Khi đó bạn mới thu hút được những người đang tin và có đủ năng lực để biết ai đáng tin để gần gũi hay ai là người cần phải tránh xa.
Dấu hiệu của niềm tin
Đây là những dấu hiệu để xác định một người đủ độ tin cậy và nên tin tưởng. Tuy nhiên bạn cần nhớ nguyên tắc trước tiên là bạn cần phải thể hiện mình là người đáng tin cậy trước.
1. Luôn nói đi đôi với làm
Bạn phải là người thường xuyên tỏ ra quyết tâm thực hiện những điều cam kết. Nếu như không chắc chắn về việc mình có thể hoàn thành những gì mình nói nên cần phải cân nhắc kỹ trước khi nói ra. Cam kết nên được đưa ra từ sự khiêm tốn, dựa trên lợi ích tập thể chứ không phải từ sự sĩ diện
2. Nói thẳng, nói thật
Bạn không nên né tránh vấn đề. Nếu có rắc rối hay vướng mắc thì nên nói để mọi người biết lập trường, không bóp méo hay nói tránh sự thật.
3. Không nói xấu người khác sau lưng
Nhiều người ngại góp ý người khác trước mặt mà lại thích nói xấu người khác sau lưng. Bởi mọi người thường nghĩ nói về thói xấu của người khác trước mặt tức là xúc phạm trực tiếp đến thể diện người khác sẽ khiến người ta “mất mặt”, gây thù chuốc oán. Vì vậy, việc nói xấu luôn chỉ diễn ra sau lưng để người bị nói xấu không nghe thấy, thay vì nói thẳng.
Tuy nhiên điều này lại rất cấm kị nếu bạn muốn xây dựng một mối quan hệ tin cậy ở người khác. Bởi người ta sẽ nghĩ rằng có một lúc nào đó bạn cũng sẽ nói xấu họ sau lưng như cách mà bạn đang làm với người khác bây giờ.
4. Không tâng bốc nịnh nọt
Thậm chí, nhiều khi dù ghét, dù không thích người nào đó, nhưng nhiều người lại xu hướng không thể hiện rõ mà còn khen, kể cả tâng bốc dù thực sự lời tâng bốc ấy là không có cơ sở, cao quá so với những gì người ta có. Nhiều khi, lời khen đó còn mang tính nịnh nọt, tâng bốc người khác để hòng đạt được mục đích riêng. Với cách xử sự này, bạn sẽ không thể nào khiến mọi người tin tưởng được ở mình. Vì ở bên bạn người ta không nhìn thấy được sự chân thành.
5. Phấn đấu tạo ra kết quả và hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn
Không hứa hẹn nhiều và thực hiện ít. Không biện minh khi không tạo được thành quả. Không đổ lỗi và dám chịu trách nhiệm khi thất bại. Hành động minh bạch và sửa chữa sai lầm, nhanh chóng xin lỗi và cố gắng chuộc lỗi, đền bù tổn thất mình gây ra.
6. Sự cởi mở, tiếp thu
Luôn lắng nghe trước, nói sau. Lắng nghe và thấu hiểu và nghiêm túc xem xét quan điểm và sẵn sàng tiếp thu nguyên tắc/lối tư duy mới.
7. Xác định đúng đối tượng đáng tin cậy và đặt niềm tin đúng chỗ
Đây là một điều rất quan trọng. Bởi khi bạn chưa là một người đáng tin thì bạn cũng sẽ có hay có biểu hiện nghi ngờ và gặp khó khăn khi đặt niềm tin vào người khác. Bạn sẽ biết cách đặt niềm tin vào một ai đó khi bạn hiểu rõ như thế nào là một người đáng tin, đâu là những thói quen và biểu hiện của một người đáng tin là gì. Muốn biết rõ điều đó, bạn cần trở thành một người đáng tin.
Bạn cần phải rèn luyện tính cách gì?
Chính trực: Không có sự khác biệt giữa ý định và hành vi. Đấy là sự thống nhất giữa lời nói và hành động. Bạn nên là người khiêm tốn và chỉ quan tâm đến hành động đúng hơn là chứng tỏ mình đúng.
Có lập trường: Sự tin tưởng mà bạn nhận được sẽ phải trên nguyên tắc động cơ trong sạch. Bạn đặt lợi ích chung lên lợi ích riêng của mình. Vì người có ý định tốt sẽ luôn quan tâm đến việc xây dựng tập thể hơn là đề cao bản thân, đề cao sự đóng góp của mọi người hơn là được mọi người công nhận.
Có năng lực để thực hiện tốt những gì đã hứa hẹn. Bởi người ta sống nhờ tin vào điều gì đó chứ không phải nhờ bàn luận và tranh cãi về quá nhiều thứ.
Sưu Tầm
7 kiểu người khó thành bạn đồng hành dễ chịu
Thói quen chăm sóc da nên làm khi bạn ở tuổi 20
12 việc làm khiến cuộc sống của bạn trở nên lãng phí
Màu sắc của ngày sinh nói gì về tính cách của bạn?