Hẹn hò là việc bạn làm mỗi ngày, nghe thấy mỗi ngày, nhìn thấy mỗi ngày nhưng chưa chắc bạn đã biết hết những sự thật về nó.

Sự thật là vậy. Việc hẹn hò đặt ra nhiều thử thách khiến chúng ta phải vận động đầu óc nhiều hơn. Như để hiểu hơn về người ấy, chúng ta thường tự tạo một cuộc nói chuyện ảo trong đầu mình, một bên đóng vai người ấy và một bên đóng vai chính bạn, tranh luận với nhau. Việc làm này sẽ như một bài tập rèn luyện cho não của bạn và gíup hai bán cầu não của bạn hoạt động hiệu quả và tăng sự thông minh.


Chúng ta đều nhớ mọi việc một cách khác nhau, vì thế đừng nên cố gắng tranh cãi

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng não của mỗi người tiếp nhận và lưu giữ mọi sự kiện theo một cách khác nhau. Đôi khi não chúng ta lượt bỏ vài thứ hoặc phóng đại một số thứ khác. Kí ức là một thứ hoàn toàn không đáng tin cậy dù bạn có cảm giác chắc chắn về nó thế nào.

Vì vậy, khi tranh luận đừng lôi kí ức cũ ra tranh cãi “Lúc đó anh/em đã nói thế này, đã hứa thế này mà”, thay vào đó, hãy tập trung vào cảm xúc mà người đối diện đang cảm thấy và tìm cách giải quyết hay xoa dịu chúng.


Tiền bạc, tình dục, trẻ em, nhà cửa, sự nghiệp, tương lai,…không phải là thứ sẽ gây rắc rối cho bạn

Nhiều bài nghiên cứu đã chứng minh rằng, thứ mà các cặp đôi quan tâm và tranh cãi nhiều nhất lại chính là vấn đề sự kết nối cảm xúc, lòng tin, sự chung thủy hay sự thấu hiểu. Những điều như tiền bạc, địa vị,… thật sự sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu cả hai thật sự kết nối, có lòng tin và thấu hiểu nhau. Những tranh cãi về tiền bạc hay các vấn đề về vật chất đều có nguồn góc sâu xa ở sự thấu hiểu và kết nối tinh thần. Do đó, khi bạn thấy bạn và người ấy cãi nhau về vấn đề nhỏ nhặt như ai sẽ phải lau nhà, hãy bình tĩnh suy nghĩ xem vấn đề nằm ở đâu và bạn thật sự muốn gì ở người ấy.



Cãi nhau không có nghĩa là mối quan hệ đang tệ đi

Theo một chuyên gia về các mối quan hệ, việc cãi nhau nhiều hay ít không chứng tỏ rằng một mối quan hệ đang tệ đi mà quan trọng là cãi nhau vì điều gì. Cãi nhau là một cơ hội tốt để các cặp đôi bày tỏ quan điểm riêng và hiểu nhau hơn. Nhưng nếu cả hai tiếp tục cãi về những điều nhỏ nhặt hay cãi nhau mãi về một vấn đề thì rất đang nguy hiểm. Chưa hết, dù cãi nhau nhiều thế nào thì quan trọng phải là làm lành càng nhanh càng tốt. Hai bạn “mất kết nối” càng lâu thì sẽ càng có nhiều suy nghĩ tiêu cực và càng dễ tan vỡ.


Chúng ta nói quá nhiều

Được rồi, đồng ý là có nhiều người thích trò chuyện và diễn đạt cảm xúc của mình. Nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng minh, vào những lúc tình cảm dạt dào và mạnh mẽ nhất, bộ não chỉ thích nhưng thứ đơn giản và súc tích. Phần não chịu trách nhiệm về cảm giác an toàn và yên tâm trong chúng ta dường như không xi nhê bởi những thông điệp dài dòng, phức tạp.

Vì vậy, khi bạn muốn thể hiện tình cảm mãnh liệt đến người ấy, hãy chọn những điều đơn giản, ngắn gọn và ý nghĩa nhất. Thay vì viết một lá thư tình dài 10 trang, hãy nắm tay và nhìn thẳng vào mắt người đó, nói rằng: “Em cần anh, anh là người quan trọng nhất trong cuộc đời em” (hoặc “Anh cần em, em là người quan trọng nhất trong đời anh”) mà không cần thêm một lời nào khác. Như vậy đủ tác động mạnh mẽ tới đối phương rồi.

Theo Văn Hóa

Bài viết cùng chuyên mục Mẹo Vặt
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.