Sử dụng smartphone làm cho người dùng chán đi làm, kém thông minh và... khó tập trung hơn trong công việc, những nhận định này liệu có chính xác?

Giờ đây, smartphone đã cung cấp cho con người quá nhiều phương tiện kết nối, giải trí cũng như phục vụ trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người nghĩ rằng chúng ta sẽ không thể sống nổi nếu như thiếu smartphone. Nhận định này phần nào chính xác, với những người có công việc yêu cầu kết nối đa dạng, một thiết bị đáp ứng đầy đủ tính năng sẽ là cầu nối giúp người dùng làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Thế nhưng, đối với nhiều người khác, việc sử dụng smartphone lại gây phản tác dụng trong công việc, dưới đây là một số ví dụ đó.

1. Sử dụng smartphone vào buổi tối làm cho con người... chán đi làm vào buổi sáng

Nếu như bạn đang là một nhân viên làm việc tại văn phòng, bạn có thể đã ngồi cả ngày trên phòng làm việc, dán mắt vào màn hình máy tính và đến tối thì dán mắt vào điện thoại để không bỏ lỡ bất kì yêu cầu nào của cấp trên. Mặc dù điều này chính xác với nhiều người nhưng nó không có nghĩa khi về tới nhà bạn chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại hàng tiếng đồng hồ và chờ chỉ thị từ sếp, hãy tắt màn hình, đặt nó sang một bên và khi có thông báo hãy sử dụng tới nó. Vì sao ư?


Không những làm hại mắt, sử dụng smartphone vào buổi tối còn làm hỏng nhịp sinh học cũng như khiến người dùng chán đi làm hơn vào buổi sáng.

Nghiên cứu mới đây của 3 trường Đại học là Florida, Michigan cũng như Washington cho thấy rằng, bạn càng sử dụng nhiều điện thoại vào buổi tối (để làm việc) bạn sẽ càng chán đi làm vào ngày hôm sau hơn. Những người được thử nghiệm trong cuộc nghiên cứu này giảm sự gắn kết với công việc rõ ràng, sự gắn kết giảm tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng smartphone vào lúc ở nhà của họ.

Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần đơn giản... mặc kệ chiếc điện thoại khi về tới nhà, dành thời gian cho mình nghỉ ngơi và chỉ làm việc nếu như có thông báo điện thoại. Hạn chế sử dụng các phương tiện điện tử như smartphone, máy tính hết mức có thể để được thư giãn và có đủ sức "chiến đấu" cho một ngày làm việc mới.

2. Sử dụng smartphone nhiều có thể làm cho con người "rối trí" khi làm việc

Trong mỗi cơ thể con người đều có một chiếc đồng hồ sinh học, mặc dù bạn không nhận ra nó thế nhưng nó dần dần thiết lập từng khoảng thời gian riêng cho các công việc khác nhau bên trong bản thân chúng ta. Nếu như bạn có thói quen chơi game trong giờ làm việc, bạn nên từ bỏ nó và chuyển sang các hoạt động khác vì nó có thể khiến công việc của bạn dở chừng.


Nghiên cứu được thực hiện bởi nhà nghiên cứu YoungAh Park tại Đại học Kansas cho thấy, mỗi chúng ta đều có những khoảng thời gian "thích nghi" riêng, nếu như bạn hay dùng điện thoại vào buổi sáng, đồng hồ sinh học sẽ tuỳ chỉnh cho chúng ta cảm thấy buổi sáng là thời gian để chơi chứ không phải làm việc. Thế nên cho dù có cố gắng không động vào smartphone, tâm trí bạn vẫn sẽ lởn vởn xung quanh đó mà không thể tập trung vào việc khác.

Điều này có thể được thay đổi bằng cách thành lập cho mình những khoảng thời gian riêng cho các công việc khác nhau, liên tục làm chúng trong một khoảng thời gian dài cho tới khi nhịp sinh học (đồng hồ sinh học) thay đổi, bạn sẽ làm mọi thứ hiệu quả hơn rất nhiều.

3. Chuyển qua lại giữa màn hình smartphone và máy tính khiến con người... kém thông minh đi

Người bình thường chỉ có thể làm tốt một việc trong một lúc, bạn không thể dùng một tay vẽ hình tròn và tay còn lại vẽ cái cây được vì não bộ chỉ có thể tập trung làm một việc duy nhất được thôi. Quá trình sử dụng thiết bị công nghệ cũng vậy, khi làm việc, phần lớn chúng ta đều tập trung nhìn vào màn hình máy tính, thế nhưng thường xuyên chuyển qua lại giữa máy tính và smartphone sẽ làm giảm sự tập trung của bạn.

Sử dụng quá nhiều thiết bị, làm quá nhiều việc cùng lúc sẽ khiến sự tập trung giảm dần.

Sự giảm tập trung này nếu bị lặp lại nhiều lần sẽ tạo cảm giác chây ì cho não bộ, khi đó bạn khó lòng tập trung làm được việc gì nên hồn. Giáo sư Clifford Nass của trường Đại học Stanford phát biểu: "Rất nhiều người hỏi tôi, tại sao họ không thể tập trung làm được một việc gì đó cho dù họ thừa khả năng làm điều này. Mỗi khi họ muốn tập trung, tâm trí họ lại không cho phép làm thứ họ muốn". Ông nói tiếp: "Đây chính là hậu quả do việc sử dụng quá nhiều thứ và làm quá nhiều việc một lúc, bạn sẽ thất bại với chính mình vì không kiểm soát được bản thân. Hành động này là một thói xấu và cần được loại bỏ ở tất cả mọi người".

Để hạn chế tình trạng này, rất đơn giản, hãy tắt điện thoại khi làm việc, chỉ tập trung làm một việc một lúc, kiểm soát sự "thèm muốn" được chạm vào smartphone và sau khi thói quen hình thành, bạn sẽ tiến bộ lên rất nhiều.

Theo Trí Thức Trẻ
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.