Năm 2014, các doanh nghiệp tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội trong hoạt động kinh doanh. Đây là kênh thông tin để doanh nghiệp giới thiệu về công ty, về sản phẩm và là cách quảng cáo tốt nhất.

Mặc dù công dụng của mạng xã hội đối với doanh nghiệp là điều không thể phủ nhận, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải thận trọng, bởi những thách thức về văn hóa doanh nghiệp, an toàn bảo mật luôn đi song song cùng lợi ích.

Tại hội thảo “Danh tiếng doanh nghiệp trong thời đại số hóa” do Quỹ Đầu tư VietNam Holding Limited vừa được tổ chức tại TP.HCM, đã chia sẽ những kinh nghiệm xử lý khủng hoảng cho các nhà quản trị trong bối cảnh truyền thông xã hội đang bùng nổ.

Ông Lê Phụng Hào, Chủ tịch Hiệp hội Marketing Việt Nam: Doanh nghiệp cần phải hiểu quy luật và có cách xử lý theo luật chơi


Ông Lê Phụng Hào, người chủ trì chương trình Nick Vujicic đến Việt Nam cho rằng: Hiện nay, sức mạnh của truyền thông số cũng như truyền thông mạng xã hội có sự phát triển nhanh và sức lan toản lớn. Dù doanh nghiệp thích hay không thích tham gia vào mạng xã hội thì cũng phải thừa nhận nó đang tồn tại và phát triển nhanh chóng.

Không có bất cứ một công thức nào để xử lý khi gặp sự cố trên truyền thông, vì mỗi giây, mỗi phút được chia sẽ rất nhanh trên các phương tiện truyền thông. Ví dụ như sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam mặc dù đây là sự kiện khá thành công, nhưng cũng gặp không ít thông tin trái chiều, khi cho rằng số tiền mời Nick Vujicic có thể giúp nhiều người nghèo. Rất may, nguồn dư luận ủng hộ đã lấn át nguồn thông tin phê phán, sau khi kết thúc sự kiện.

Như vậy, để có thể xử lý khủng hoảng truyền thông trên mạng xã, các doanh nghiệp cần phải hiểu quy luật và có cách xử lý theo luật chơi. Đồng thời chúng ta cần phải lường được sức mạnh, cũng như sự lan tỏa của những thông tin tiêu cực, để phòng tránh những rắc rối không đáng có.

Theo dõi và chủ động hướng suy nghĩ của mọi người theo hướng tích cực, kịp thời có những biện pháp giải quyết những thông tin sai lệch, thông qua quy luật vận động của mạng xã hội.

Ông Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch, Tập đoàn Masso: Doanh nghiệp cần bảo vệ danh tiếng bằng cách cấm nhân viên nói xấu ngay cả trên trang cá nhân mạng xã hội


Hiện nay, hình thức digital marketing rất phù hợp với doanh nghiệp Việt do ngân sách hạn chế và có khả năng đo lường cao. Vì thế, hãy tận dụng mạng xã hội cho mối quan hệ với nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư không cần thăm công ty mà chỉ cần vào website, mạng xã hội, nếu họ cảm thấy tin trưởng, thì họ sẽ đầu tư.

Theo tôi, không có công thức chung vì cùng một vấn đế nhưng bối cảnh của người tiêu dùng khác nhau, hành vi sử dụng khác nhau thì cách xử lý sẽ khác nhau. Vì thế nếu giải quyết tốt khủng hoảng truyền thông, việc này sẽ tác động đến cổ phiếu và ngược lại.

Những hành động nói xấu tương lai doanh nghiệp, nếu đối thủ biết tận dụng mạng xã hội sẽ tạo cho nhà đầu tư sự hoang mang. Vì thế, cần có công cụ giám sát thông tin trên mạng xã hội, để biết được bao nhiêu tin nói tốt về mình? bao nhiêu tin xấu? để có cách xử lý cho phù hợp.

Đồng thời, ông Nguyễn Trung Thẳng cho rằng: Trên mạng xã hội hiện nay không chỉ khách hàng, nhà đầu tư mà còn nhân viên. Đôi khi chính nhân viên là người gây sự cố, hoặc đem tiếng tốt cho công ty. Ví dụ như vụ nhân viên Manulife nói xấu doanh nghiệp ngay trên trang cá nhân, mới bị phát hiện gần đây do Manulife toàn cầu thông báo. Chính vì thế, doanh nghiệp cần bảo vệ danh tiếng bằng cách cấm nhân viên nói xấu ngay cả trên trang cá nhân mạng xã hội.

Theo tôi, khi có khủng hoảng thông tin trên mạng xã hội, đừng quá nôn nóng và run sợ. Doanh nghiệp cần phải bình tĩnh, giám sát từng tình huống, cẩn thận theo dõi và thành lập ban xử lý khủng hoảng. Muốn kiểm soát danh tiếng công ty trên mạng xã hội nên có những chuyên gia am tường.


Ông Nguyễn Trung Thẳng: Yếu tố ngữ cảnh hết sức quan trọng, tùy doanh nghiệp, tùy trình độ nhân viên. Nếu doanh nghiệp cần mạng xã hội để quảng bá thì không có lý do gì để ngăn cấm. Nhân viên có trình độ, họ có ý thức tự giác cao, vì thế không có công thức chung là nên hay không nên, vì nếu cấm nhân viên có thể dùng Smartphone để lên mạng xã hội, thay vì ngăn cấm một việc trở nên phổ biến, thì hãy tìm ra cách thích ứng với nó.

Ông Lê Phụng Hào: Mạng xã hội là xu thế chung, vì thế không thể đứng ngoài, hãy cho mọi người thỏa mãn nhu cầu giao tiếp trong giờ làm việc thông qua mạng xã hội và nên có những định hướng, nếu có cơ chế giám sát việc nói xấu công ty sẽ giúp cho việc quản lý tốt hơn. Doanh nghiệp nên giám sát theo mức độ hoàn thành công việc. Nếu công việc giao vừa sức với nhân viên thì họ không có thời gian vào mạng xã hội quá nhiều.

Nguồn: Doanh Nhân CafeLand
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.