1. Instagram là gì?

Người dùng sử dụng tính năng chụp ảnh trên iPhone và Android (hiện giờ Instagram mới hỗ trợ một số mẫu smartphone Android) để chụp sau đó chọn một bộ lọc (hiệu ứng) để chuyển đổi giao diện và cảm nhận của bức ảnh chụp vào bộ nhớ để giữ mãi mãi.


Bạn chỉ cần sử dụng camera của chiếc smartphone chộp ghi lại một khoảnh khắc rồi chọn bộ lọc để chuyển đổi giao diện và sắc thái, sau đó đăng lên Instagram. Bạn cũng có thể chia sẻ những bức ảnh này lên các mạng xã hội Facebook, Twitter, và Tumblr dễ như ăn bánh. Instagram lấy cảm hứng từ những bức ảnh Polaroid xưa cũ. Polaroid cho phép người dùng được xem ảnh ngay lập tức thay vì phải mất vài ngày để tráng, rửa. Với Polaroid, mọi việc được hoàn thành bên trong máy ảnh; còn với Instagram, đó là năng lực chia sẻ ảnh tính theo giây.

2. Điều gì khiến Instagram phổ biến?

Hoàn toàn trái ngược với Facebook, Instagram được xây dựng dựa trên trải nghiệm của người dùng. Cái mà Instagram tạo ra không phải là mạng xã hội, mà chỉ là một nơi để những người dùng có thể chia sẻ những trải nghiệm và cảm xúc về các bức hình. Facebook và Instagram là hai công ty hoạt động với cùng một mục đích nhưng cách tiếp cận thì lại hoàn toàn khác nhau.


Với ứng dụng Instagram, các thành viên chỉ cần lập tài khoản miễn phí để có thể chụp ảnh từ điện thoại và thêm hiệu ứng, tạo ra những bức ảnh giống với phong cách cổ điển như chụp bằng máy ảnh phim và rửa ảnh bằng các hóa chất.

Sau đó người sử dụng có thể chia sẻ với hàng loạt các dịch vụ mạng xã hội như Facebook hay Twitter hay cả dịch vụ mạng xã hội của riêng Instagram. Họ cũng có thể xem và bình luận bộ sưu tập hình ảnh của những người khác.

Ban đầu, ứng dụng này chỉ phù hợp với các thiết bị của Apple như iPhone và iPad, thu hút gần 30 triệu người sử dụng chỉ trong vòng hai năm. Vào đầu tháng 4/2013, Instagram đã bổ sung thêm phiên bản Instagram dành cho điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, chạm mốc một triệu người sử dụng chỉ trong vòng 12 giờ đồng hồ.

3. Marketing cùng Instagram

Với số lượng người sử dụng không ngừng tăng nhanh và cao như hiện nay, mạng xã hội Instagram đang được rất nhiều doanh nghiệp, công ty xem như là một công cụ để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao bạn không tận dụng Instagram để thực hiện chiến lược tiếp thị ở một tầm cao mới?


Red Bull với cuộc thi đấu bóng rổ Red Bull King of the Rock tại San Francisco sử dụng Instagram làm kênh truyền thông.

Khi bạn bắt đầu tạo ra hoặc muốn mở rộng sự hiện diện của bạn trên Instagram, hãy tập trung vào việc tạo ra những nội dung tiếp diễn hằng ngày. Với trang mạng xã hội của bạn, hãy chắc rằng bạn thường xuyên đăng tin và với những nội dung thực sự làm những người đọc của bạn quan tâm.


Comodo- một nhà hàng Mỹ Latin ở Soho, New York, gần đây đã tạo ra một "Instagram menu" bằng cách nhờ những khách hàng quen thuộc của họ chụp những bức ảnh bữa ăn của họ qua Instagram và tag chúng vào comodomenu

Và nếu bạn muốn triển khai một chiến dịch, hãy sáng tạo! Chiến dịch của bạn càng tuyệt vời, những khán giả tiềm năng của bạn càng muốn gắn bó với thương hiệu của bạn. Và đừng quên liên kết nó với những gì bạn đang làm ở Instagram qua các kênh mạng xã hội của bạn để qua đó cộng đồng có thể biết có thể tìm thấy bạn ở đâu, và chắc chắn rằng các nội dung thư giãn và vui vẻ sẽ dễ dàng được tìm thấy khi họ tới đó. Để hỗ trợ cho việc marketing của các doanh nghiệp, Instagram đã cho phép thuê quảng cáo trên mạng xã hội của mình thông qua việc tìm kiếm.


Nhãn hàng Fashion’s Night Out của Vogue đã triển khai kế hoạch trên Instagram quanh dịp diễn ra event ảo- Fashion’s Night Out LIVE

Instagram giúp doanh nghiệp thể hiện cá tính trong nhãn hiệu của mình và tạo ra những trải nghiệm gần gũi, mang tính cá nhân cho khách hàng. Trong xu hướng nhiều công ty sử dụng các hình thức tiếp cận và chăm sóc khách hàng tự động, khách hàng sẽ đánh giá cao những câu trả lời mang tính cá nhân cho các câu hỏi của họ và Instagram cho phép doanh nghiệp tạo ra sự kết nối cá nhân như thế.

Và cuối cùng khi khách hàng đã biết đến sản phẩm, dịch vụ và sử dụng chúng, điều đó không có nghĩa là cuộc đối thoại của doanh nghiệp với họ trên các diễn đàn trực tuyến kết thúc. Hãy tiếp tục “trò chuyện” với khách hàng, cung cấp cho họ những thông tin, gợi ý và hỗ trợ cần thiết. Làm được như vậy, doanh nghiệp mới có thể biến họ thành những “fan” (người hâm mộ) trung thành, chủ động quảng bá sản phẩm, nhãn hiệu của doanh nghiệp cho những cộng đồng xã hội mà họ tham gia trực tuyến lẫn bên ngoài, từ đó tạo ra hiệu ứng quảng bá truyền miệng tiếp nối giúp doanh nghiệp ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới.

 Nguồn: Marketer Vietnam
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.