Tháng 3 năm 2013 vừa qua, Mark Zuckerberg đã giới thiệu công cụ tìm kiếm Graph Search trên Facebook, cho phép các thành viên không chỉ tìm kiếm thông tin theo dạng chữ viết mà còn cả hình ảnh lẫn video theo ngữ nghĩa. Đến cuối tháng 9 vừa qua, Facebook đã cải tiến công cụ Graph Search này cho phép tìm kiếm nội dung bên trong post update của người dùng, tuy nhiên chức năng này hiện chỉ áp dụng đối với các tài khoản sử dụng tại Mỹ, và đến đầu năm 2014 một số tài khoản ở Việt Nam đã được cập nhật tính năng mới của Graph Search.

Trong lần update này, người dùng có thể search trực tiếp trong các nội dung được chia sẻ lên Facebook liên quan đến keyword tìm kiếm. Trong ví dụ dưới đây, với từ khóa tìm kiếm “flappy bird”, ngôn ngữ hiển thị là “Tiếng Việt”, Facebook sẽ phân tích dữ liệu nội dung được đăng tải lên Facebook dưới dạng status, hình ảnh hoặc video,  trong đó có đề cập đến từ khóa “flappy bird”, để đưa ra kết quả dựa vào mức độ liên quan của người tìm kiếm với tác giả viết nội dung chứa keyword tìm kiếm.



Bên cạnh đó, Facebook còn có nhiều option cho người dùng lựa chọn để đưa ra kết quả chính xác nhất. Người dùng có thể chọn kết quả hiển thị theo “Loại hình nội dung, những người comment và like, ngôn ngữ, địa điểm…vv”



Thay đổi này giúp marketer được gì?

Marketer có thể tiếp cận chính xác hơn tới khách hàng của mình, dựa vào những nội dung của họ chia sẻ trên Facebook. Giả sử như bạn muốn bán nước hoa “Hugo Boss” trên Facebook và muốn tìm khách hàng mục tiêu, bạn có thể tìm kiếm những từ khoá như Hugo Boss, nước hoa, hoặc tên các hãng nước hoa đối thủ khác. Kết quả là Facebook sẽ chỉ ra những người quan tâm và đề cập tới chủ đề nước hoa bằng cách đăng tải những nội dung liên quan đến từ khóa mà bạn tìm kiếm. Đây chính là những khách hàng tiềm năng, có tỉ lệ sẽ mua sản phẩm của bạn cao nhất. Việc còn lại, bạn chỉ cần thu thập những thông tin những khách hàng đó, import vào Facebook Ads, thực hiện quảng cáo sản phẩm của bạn đến những đối tượng tiềm năng này.

Nếu bạn là 1 marketer thực hiện một chiến dịch social media trên Facebook, muốn đo lường về phản ứng của người dùng về chiến dịch đó, họ nói gì về sản phẩm trong chiến dịch đó, tích cực hay tiêu cực? Marketer chỉ cần sử dụng những keyword, được sử dụng phổ biến trong chiến dịch để tìm kiếm, ví dụ như trong hình phía dưới là kết quả trong chiến dịch quảng cáo “AXE PEACE” do Axe thực hiện.



Với những cập nhật này, Facebook đang ngày càng hoàn thiện hơn những tính năng của mình để phục vụ và kết nối đến người dùng một cách hiệu quả hơn.


 Nguồn: Time Universal's Blog

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.