Chuyển hướng 301 và tùy chọn canonical là 2 khái niệm xuất hiện và tồn tại đã khá lâu, tuy nhiên bản thân chúng đang gây ra khá nhiều ý kiến trái chiều.

Nhiều SEOer tỏ ra hoang mang không biết khi nào nên sử dụng redirect 301- khi nào thì sử dụng thuộc tính rel=canonical như một giải pháp tốt nhất? Bài viết ngày hôm nay sẽ tập trung chỉ cho các bạn những khác biệt căn bản giữa 2 tùy chọn này cũng như cách thức sử dụng tiêu chuẩn nhất để loại bỏ các vấn đề trùng lặp, duy trì thứ hạng và cải thiện kinh nghiệm người dùng.

Những khác biệt?

Nếu xét theo nhiều phương diện, thuộc tính của thẻ URL canonical khá giống với redirect 301. Về cơ bản, bạn đã báo cho công cụ tìm kiếm biết rằng tất cả các trang giống nhau đều quy về một mối (và 301 cũng vậy). Tuy nhiên, khác biệt rõ rệt giữa 2 loại thuộc tính bạn cần ghi nhớ như sau:


301- thông báo tới SE:  trang của tôi không còn tồn tại ở đây nữa, và tạm thời bị chuyển tới một trang mới. Vui lòng xóa bỏ nó khỏi lập chỉ mục của bạn và thông qua trang mới.

Canonical- thông báo với SE: Tôi có nhiều phiên bản khác nhau của trang này (hoặc nội dung), vui lòng chỉ index version này. Những version khác không được bao gồm trong index của SE.

Những vấn đề phổ biến với redirect 301
Đối với một số trang web, thực hiện chuyển hướng 301 có thể ảnh hưởng đến hiệu suất máy chủ (ngay cả với một trang web được thiết kế tốt). Hơn nữa, chuyển hướng này có thể gây mất thời gian cho SE khi  chỉ định một trang mới với điểm uy tín tìm kiếm của trang ban đầu. Đương nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ được index thường xuyên đến đâu của trang ban đầu. Do đó, bạn nên cân nhắc rằng, 301 không phải là một chỗ dựa cho những chiến dịch trong giai đoạn ngắn, hoặc trong những giờ phút quyết định.

Sử dụng chuyển hướng 301 không đúng cách có thể gây ra những vấn đề không đáng có. Ví dụ như, bạn tạo một site hoàn toàn mới, sau đó bạn sử dụng 301 để trỏ tất cả các trang ban đầu tới trang chủ mới. Cách này sẽ gián tiếp làm suy yếu tính liên quan của bất kỳ lượng traffic tìm kiếm nào.

Trong nhiều trường hợp, chúng tôi khuyến nghị dùng chuyển hướng 301 cho nội dung hết hạn liên kết đến một trang khác. Đây thường được xem là lựa chọn tốt nhất cho SEO và cũng có thể được tùy chỉnh nâng cao kinh nghiệm người dùng.

Khi nào nên sử dụng redirect 301

  •  Theo mặc định- đây là một phương pháp được ưa chuộng
  •  Các trang đang được thường xuyên di chuyển hoặc thay thế
  •  Các domain thường xuyên được di chuyển  (tái thương hiệu,…)
  •  Các trang 404 và nội dung hết hạn (giả sử nội dung có liên quan hay một trang tồn tại)


Thuộc tính Rel=”canonical”

Thuộc tính rel=canonical là một phần tử của HTML cho phép SEOer ngăn chặn các vấn đề trùng lặp nội dung bằng cách chỉ rõ “canonical” hoặc “prefered” phiên bản của một trang web. Không chỉ gửi đến người sử dụng một trang liên quan/trang mới hơn, rel=canonical là một tín hiệu hoàn toàn vì lợi ích của các công cụ tìm kiếm.

Rất nhiều trường hợp, các trang chứa những nội dung tương tự hoặc giống hệt nhau. Khu vực nội dung trùng lặp được coi là khu vực cực kỳ nguy hiểm, và dùng hay không dùng thuộc tính rel=canonical là điều mà mỗi bạn cần cân nhắc thật kỹ.

Giả dụ bạn có 2 trang có chứa list sản phẩm giống nhau. Tuy nhiên, trang A- một list hiển thị theo vần abc, trang B- một list khác hiển thị theo giá tiền. Cả 2 chứa nội dung giống nhau, nhưng có URL khác nhau. Trong trường hợp này, Google sẽ thực hiện index cả hai, nhưng sẽ chọn trang nào nó tin tưởng có tính liên quan nhất để hiển thị trên SERP.

Đặt thẻ rel=canonical trên trang A để thông báo tới SE rằng trang B chính là sự lựa chọn thích đang hơn sẽ giúp bạn tránh được vấn đề kể trên. Cách này cũng ngầm gửi thông điệp tới cho SE rằng nội dung trên cả 2 trang này là giống nhau, nhưng trang B quan trọng và hữu ích với người dùng hơn.

Các vấn đề phổ biến với Canonical



Như với chuyển hướng 301, có một số hạn chế đối với rel =canonical

Trong nhiều trường hợp, bạn vẫn nhìn thấy trang trùng lặp của mình thi thoảng xuất hiện trước trang prefered (ưu tiên) trong một vài trang kết quả tìm kiếm.

Sự lạm dụng chính là vấn đề lớn nhất với thuộc tính này. Đối với các trang không chứa nhiều nội dung giống nhau như trang canonical, bạn không nên đặt thêm thuộc tính rel=canonical.

Một vấn đề khác được nêu ra trong ví dụ dưới đây:  Bạn có một bài viết trên blog rất dài, được chia thành 5 phần. Mỗi phần được đặt trên một trang riêng biệt và có URL riêng biệt.

Nhiều trường hợp sử dụng thẻ rel=canonical ở mỗi trang trỏ về trang đầu tiên của loạt trang bài viết này. Sử dụng rel=canonical để thông báo cho SE biết rằng nội dung trên mỗi trang này hầu hết giống hệt nhau và bạn không muốn hiển thị chúng trên trang đầu tiên của SERPs.

Với thẻ này, bạn sẽ ngăn chặn hiển thị từ trang 2-5 trên SERP thậm chí cả khi chúng có mức độ liên quan và uy tín cao đối với mỗi truy vấn tìm kiếm cụ thể.

Trong trường hợp này, bạn không nên sử dụng rel=canonical, thay vào đó sử dụng tính năng phân trang với rel=next và rel=prev để không hạn chế khả năng hiển thị, gây ra sự nhầm lẫn hay tạo ra những phần việc không cần thiết cho chính mình.

Khi nào nên sử dụng Canonical

Thuộc tính Canonical sẽ hữu ích nếu website của bạn tạo ra những URL động cho mỗi truy vấn.Thuộc tính rel=canonical cho công cụ tìm kiếm hiểu rằng các trang với các biến khác nhau là như nhau và ko nên được tính là nội dung trùng lặp

 Khi chuyển hướng 301 không thể được thực hiện, hoặc tốn quá nhiều thời gian

 Nội dung trùng lặp, nhưng bạn muốn cả 2 trang đều tồn tại

 Các trang động với nhiều URL của một trang duy nhất (từ tính năng phân loại, tùy chọn và theo dõi...)

 Xem xét rộng rãi các trang như (domain/page/index.html vs domain/page/ đối với trang tương tự).
Tóm lại:

Các thẻ canonical chỉ là một gợi ý. Google thấy rel=canonical như một gợi ý, nhưng không phải là một chỉ thị tuyệt đối như một chuyển hướng 301.

Nguồn tham khảo: searchenginewatch.com

Theo Dichvuseo.biz.vn
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.