Các bạn có biết rắng 10% người sử dụng Google để tìm kiếm chi tiết nội dung mà họ đang tìm không? Nghĩa là sao? Nghĩa là luôn có khoảng 10% người dùng ( 10% hẳn không phải là con số nhỏ phải không?) google mong muốn tìm kiếm ra những kết quả chi tiết nhất để giúp họ nắm bắt được một nội dung nào đó.
Và bạn có biết nội dung chi tiết nó là gì không? Hẳn là nó chứa những số liệu thống kê cụ thể và các dữ liệu thực tế?
Đó cũng chính là lý do mà google tung ra một thuật toán nhằm cập nhật những nội dung chi tiết của một website lên bảng kết quả tìm kiếm. Dưới đây là một ví dụ về từ khóa “SEO” và những bài viết chuyên sâu của từ khóa này:
Với hình ảnh trên bạn dễ dàng nhận ra những bài viết chuyên sâu được trả ra kết quả ngay trong trang 1 của Google. Và kết quả của nó là gì nhỉ?
Và kết quả đó là lưu lượng truy cập đến website thông qua từ khóa đó tăng 13,15%. Một sự gia tăng khá tốt cho website phải không nào.
Làm thế nào để có được “bài viết chuyên sâu”?
Chắc chắn sẽ có nhiều bạn đặt câu hỏi đó là làm sao để mình có được “bài viết chuyên sâu” nhỉ? Với giới hạn của bài viết chỉ dừng ở mục đích giới thiệu và giải thích nên mình không thể đưa ra những quy trình cụ thể được. Và thêm nữa, để có được bài viết chuyên sâu đó là cả một thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm và thực hành thói quen viết lách. Để làm gì?
Nghiên cứu và thử nghiệm sẽ đưa ra cho bạn những trải nghiệm, những con số, những dữ liệu cụ thể từ thực tế. Còn chưa kể đến những lĩnh vực rộng lớn thì bạn sẽ phải bỏ ra rất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và hiểu một cách tường tận về nó. Đó là điều tiên quyết trong bài viết chuyên sâu, vì đặc thù bài viết chuyên sâu bạn không thể đi copy người khác về và xào nấu thành của bạn được. Thực hành viết lách cũng rất quan trọng. Vì bạn sẽ phải viết một, hoặc nhiều bài với nội dung tương đối dài, vì lẽ đó hành văn là một yếu tố rất cần để bạn có thể tự mình tạo ra được văn phong cho riêng mình. Hơn nữa, qua những bài viết khác nhau thì câu chữ của bạn dần dần sẽ được trau chuốt hơn.
Ngoài phần nội dung chi tiết thì điều bạn cần nữa đó là tuân theo các quy tắc của schema.org. Tất nhiên, bạn phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật thì google mới cho phép bạn hiển thị lên được. (Bạn có thể click vào link trên để tìm hiểu các quy tắc để có thể xuất hiện trong mục bài viết chuyên sâu của google)
Và điều cuối cùng để có mặt trong mục “Bài viết chuyên sâu” đó là khả năng phát triển hay phổ biến nội dung của bạn. Dễ hiểu thôi, bạn nghiên cứu một vấn đề gì đó rất kỹ rồi, tiếp theo là bạn cũng viết ra bài viết hoàn chỉnh rồi, thế nhưng lại chả ai biết đến?! Vậy là tín hiệu từ phía người dùng là không cao, bạn sẽ không có cơ hội gì ở mục “Bài viết chuyên sâu” đâu.
Hãy xem một đánh giá chung do một tác giả đã có những bài viết được xếp vào mục bài viết chuyên sâu đưa ra nhé:
Một bài viết không thể lọt vào top bài viết chuyên sâu, trung bình có:
Độ dài khoảng 1631 chữ
Nhận được 194 tweet
Nhận được 81 lượt like facebook
Nhận được 46 lượt +1 trên Google plus
Có 47 backlink
Một bài viết lọt được vào top bài viết chuyên sâu, trung bình có:
Độ dài 2183 chữ
Nhận được 315 tweet
Nhận được 129 lượt like facebook
Nhận được 87 lượt +1 trên Google plus
Có 87 backlink
Tất nhiên đây không phải là những số liệu cụ thể mà Google đưa ra để đánh giá xếp loại một bài viết chuyên sâu. Đó là những thống kê do tác giả của những bài viết chuyên sâu đã tính toán và tự đưa ra mức trung bình. Và rõ ràng là bạn cũng nhận thấy tín hiệu từ phía mạng xã hội có tầm quan trọng đến như thế nào rồi. Và lưu ý, backlink ở đây phải là tự sinh nhé chứ không phải là bạn tự làm ra đâu.
Kết luận:
Hẳn là có không ít bạn tặc lưỡi bảo rằng: “Bài viết nó xa vời quá, làm sao mà áp dụng được!“. Đúng, về một khía cạnh nào đó thì chính xác. Không phải ai cũng làm được nhưng không có nghĩa là không ai làm. SEO đó là luôn đưa ra những trải nghiệm mà. Mình đã từng nghe một người lâu năm trong SEO nói rằng: “Đã làm SEO thì bao giờ cũng phải có ít nhất một Blog cá nhân để SEO, để tự thử nghiệm, tự trải nghiệm và tự đưa ra cái chuẩn và tối ưu nhất cho mình” (Đại khái vậy, không phải nguyên văn là vậy)
Hy vọng rằng, với những gì mình giới thiệu qua bài viết này cũng phần nào giúp các bạn hiểu hơn về bài viết chuyên sâu và tác dụng của nó. Bài viết có sự tham khảo một số tư liệu nước ngoài.
Nguồn DichvuSEO.biz.vn