Cùng tìm hiểu xem khi yêu, não bộ cùng cơ thể của chúng ta biến đổi ra sao...

Có người nói rằng, tình yêu giống như cơn nghiện. Xét trên góc độ khoa học, điều này tương đối chính xác. 

Tình yêu có thể khiến các chất truyền dẫn thần kinh mang cảm giác “hạnh phúc và may mắn” hoạt động mạnh, bơm thẳng vào máu khiến con người ta hưng phấn, tương tự như cách hoạt động của các loại chất kích thích. 

Vậy cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu quy trình hoạt động của não bộ qua các giai đoạn tình yêu theo thông tin từ trang Mentalfloss. 

1. Giai đoạn đầu - "tình yêu sét đánh"

Khi tình cờ gặp được người mà bạn “chết đứ đừ” ngay từ cái nhìn đầu tiên (hay còn gọi là tình yêu sét đánh), não bộ sẽ được kích thích sản sinh dopamine - một chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitter), được các khoa học gia gọi là hormone kích thích niềm vui, sự hứng thú. 

Cận cảnh quá trình não bộ "rung động" khi yêu 1

Dopamine sẽ đem lại cảm giác hồi hộp, tình trạng "phởn phơ", kích thích khi được tiếp xúc với “người trong mộng”, khiến cơ thể luôn có mong muốn ở cạnh người đó. 

Tiếp đó, lượng neurotrophin - cũng là một hợp chất truyền dẫn thần kinh, đóng vai trò nuôi dưỡng thần kinh (nerve growth factor- NGF) - gia tăng, đi kèm cảm giác hưng phấn và các cảm xúc “gia vị” khác. 

Cận cảnh quá trình não bộ "rung động" khi yêu 2

Cuối cùng, lượng hormone serotonin - còn gọi là hóa chất hạnh phúc - sụt giảm, đem lại cảm giác bồn chồn, bực bội, lo âu. Sự kết hợp giữa 3 hormone này cũng là nguyên nhân khiến các cặp đôi mới yêu luôn quấn lấy nhau không rời. Một số nghiên cứu còn cho thấy nồng độ hóa chất sản xuất trong não bộ của các cặp đôi mới yêu gần như tương đương với những người sử dụng ma túy. 

2. Giai đoạn củng cố mối quan hệ

Khi mối quan hệ đã kéo dài được một thời gian, nhiệt huyết trong tình yêu giảm dần và các cặp đôi dần hết ám ảnh hình bóng của nửa kia. Đây chính là lúc bắt đầu giai đoạn “củng cố”. 

Cận cảnh quá trình não bộ "rung động" khi yêu 3

Nhân não lúc này bắt đầu sản sinh nhiều serotonin, trong khi lượng neurotrophin dần trở về ngưỡng bình thường. Khi mọi thứ dần trở nên ít hứng thú, não chỉ huy hóa chất serotonin gia tăng đem lại cảm giác tin tưởng - thứ cần có trong các mối quan hệ lâu dài. 

Serotonin được biết đến là hóa chất tiết ra khi yêu khiến “nạn nhân” trở nên biếng ăn, mất ngủ, đầu óc không còn nghĩ được gì khác ngoài khao khát được ở bên người ấy.

Cận cảnh quá trình não bộ "rung động" khi yêu 4

Cùng với đó, lượng hormone Oxytocin - còn gọi là hormone kết dính trong tình yêu chi phối não bộ khi quan hệ tình dục cũng tăng cao, góp phần kìm hãm sự ám ảnh của nửa kia, đồng thời cân bằng giữa công việc thường nhật và tình yêu. 

3. Khi tình yêu thăng hoa

Nhiều người cho rằng, khi đạt đến một điểm nào đó trong tình yêu, các cặp đôi sẽ muốn hòa quyện và cùng thăng hoa. Để lý giải việc tình yêu gắn liền với quan hệ tình dục, các nhà khoa học nhận thấy, sự ham muốn quan hệ không chỉ do nội tiết tố chi phối mà còn bởi nó không hoàn toàn tách biệt khỏi não bộ. 

Tiến hành một nghiên cứu, các ứng viên được yêu cầu đánh giá mức độ quyến rũ của đối tượng “ưa nhìn", đủ để kích thích ham muốn ngay lập tức và đưa ra nhận xét.

Cận cảnh quá trình não bộ "rung động" khi yêu 5

Các nhà khoa học nhận thấy, để đưa ra đánh giá về độ "quyến rũ" này, những tình nguyện viên mất khá nhiều thời gian suy nghĩ, lưỡng lự. Điều này là do vùng extrastriate của não - nơi chịu trách nhiệm đánh giá người khác đã được kích hoạt, tuy nhiên, vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (TPJ- temporoparietal junction) cũng hoạt động theo. 

Cận cảnh quá trình não bộ "rung động" khi yêu 6

Điều này cho thấy khi có ham muốn, chúng ta không chỉ đánh giá người khác, mà cũng tự nhận xét chính bản thân mình. Và nó được thể hiện bằng việc chúng ta lấy bản thân mình ra làm khuôn mẫu để so sánh và nhận xét. Bên cạnh đó, các chuyên gia chỉ rõ, trong khi ham muốn tình dục có mục tiêu rất đặc trưng thì tình yêu lại trừu tượng và phức tạp hơn rất nhiều.

4. Sau nhiều năm yêu nhau

Thời gian gắn bó càng lâu, lượng dopamine sản sinh ra càng ít, điều này đồng nghĩa với việc cảm giác kích thích được yêu giảm sút. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng, mối quan hệ đã đến lúc suy tàn. 

Sự xuất hiện của hormone corticotropin (CRF- corticotropin - releasing factor) đã níu giữ mối quan hệ. Corticotropin là hormone sản sinh bởi tuyến yên, còn gọi là hormone căng thẳng, luôn gia tăng mỗi khi các cặp đôi phải rời xa nhau, khiến họ luôn có cảm giác nhớ nhung. 

Cận cảnh quá trình não bộ "rung động" khi yêu 7

Ở nam giới, hormone vasopressin cũng gia tăng. Vasopressin làm tăng tính sở hữu, điều này lý giải vì sao trong các mối quan hệ, nam giới luôn tỏ ra mình cần phải bảo vệ “lãnh thổ” của mình (trong các mối quan hệ không lành mạnh - có sự xuất hiện của yếu tố ngoại tình, phái mạnh luôn tỏ rõ sự chiếm hữu).

Cận cảnh quá trình não bộ "rung động" khi yêu 8

Vasopressin cũng được gọi là “hóa chất chung thủy”, do khả năng làm tăng sự chung thủy của đàn ông. Trong một nghiên cứu về chuột đồng - loài vật vốn tôn thờ chủ nghĩa “một vợ một chồng”, khi được tiêm chất kìm hãm vasopressin, chuột đồng đực đã ngay lập tức đi “lăng nhăng” với các cô chuột đồng khác. 

Nhưng dù có đi lăng nhăng hay chung thủy, các nhà khoa học khẳng định, tình yêu khiến bạn trở nên nhanh nhẹn và thông minh hơn. Chính những kích thích não bộ sản sinh nhiều dopamine đã giúp thúc đẩy khả năng nhận thức và các kỹ năng vận động trong cuộc sống.

Theo Pháp Luật Xã Hội
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.