1. Steve Jobs được nhận nuôi và có một nửa dòng máu Syria
Người đồng sáng lập, vị tổng giám đốc điều hành huyền thoại của Apple mất vào tháng 10/2011, nhưng khi còn đứng đầu công ty này, Steve Jobs đã tiết lộ sự thực về thân thế của mình: ông vốn được nhận nuôi và có một nửa dòng máu người Syria.
Cha mẹ đẻ của ông, Joanne Schieble và Abdulfattah Jandali, người gốc Syria, gặp nhau khi còn là những sinh viên 23 tuổi tại trường đại học Wisconsin. Dưới áp lực của bố mẹ của Schieble, Jobs được đưa đi nhận nuôi vào năm 1955. Schieble và Jandali sau đó cũng kết hôn và có thêm một con gái.
2. Máy tính đầu tiên của Apple được định giá theo con số quỷ Satan
Apple I là máy tính đầu tiên ra mắt của Apple, có mức giá 666,66 USD. Steve Wozniak có vẻ như đã định giá nó mà không để ý rằng 3 số 6 vốn hàm ý liên quan tới quỷ Sa tăng. Wozniak đã đưa ra mức giá gấp hơn 1/3 mức giá bán sỉ 500 USD, lại muốn lặp lại những con số bởi vì ghi giá như vậy sẽ “dễ đánh số hơn”.
3. Apple vận chuyển hàng qua hàng không, chứ không phải đi đường biển
Apple là khách hàng lớn nhất của hãng vận chuyển Cathay Pacific, bởi lẽ công ty này chỉ thích vận chuyển hầu hết hàng hoá của mình trên những chiếc máy bay trên bầu trời chứ không phải trên một con tàu nào đó. Lợi ích của việc này là hàng hoá được vận chuyển nhanh hơn, từ Trung Quốc đến Mỹ chỉ mất 15 giờ thay vì 30 ngày nếu đi đường biển.
Như vậy, so với trước khi hàng đuợc bán ra, lượng tiền tồn đọng trong kho cũng sẽ ít hơn. Giá điện thoại, máy tính bảng, máy tính cũng tăng thêm 500 Euro mỗi sản phẩm nếu chúng không được đặt tại những container lênh đênh trên biển, đối mặt với nguy cơ bị chìm hay bị hải tặc tấn công.
4. Macintosh - tên một loại táo
Macintosh nguyên thuỷ là chiếc máy tính cá nhân thương mại đầu tiên sử dụng giao diện người dùng đồ hoạ và chuột, so với giao diện dòng lệnh như trước đó. Chiếc Apple Macintosh có tên gọi như vậy bởi lẽ Macintosh là loại táo mà Jef Raskin đặc biệt ưa thích. Ông là người đầu tiên khởi xướng dự án Macintosh, là cha đẻ của dòng máy tính này.
5. Những bức hình hoành tráng nhất của Apple lại không phải được làm từ máy tính
Những bức ảnh quảng cáo với độ phân giải siêu cao về sản phẩm mới nhất, đột phá nhất, tiên tiến nhất của Apple lại không phải là những sản phẩm của công nghệ máy tính. Thay vào đó là sự hoà trộn cẩn thận từ hàng trăm màu sắc với độ phân giải cao, chụp siêu cận cảnh, trường màu sắc rõ nét. Những hình ảnh riêng lẻ được đan vào nhau, tương tự như cách những nhiếp ảnh tài ba trộn hình ảnh với độ sáng khác nhau vào một bức ảnh cỡ lớn, với độ phân giải rất cao, độ tập trung hình ảnh rõ nét.
6. Steve Wozniak vẫn là một nhân viên của Apple
Nhà đồng sáng lập của Apple, Steve “Woz” Wozniak cùng thành lập công ty vào năm 1976 với Steve Jobs. Hiện giờ ông đã không còn làm việc tại Apple nữa, nhưng vẫn có danh nghĩa chính thức là một nhân viên của Apple, được nhận mức lương bổng tương đương 120.000 USD/năm.
7. Chà! Chà! Chà!
Người em Mona Simpson của Steve Jobs kể lại, “Oh wow. Oh wow. Oh wow” (tạm dịch Chà! Chà! Chà!) là những lời nói cuối cùng của Steve Jobs, khi ông trút hơi thở cuối cùng bên người thân hồi tháng 10/2011. Mona Simpson cũng là người đồng ý cho đăng bài điếu mà bà đọc tại tang lễ của Jobs lên trang New York Times.
8. Apple có ba nhà sáng lập
Apple được thành lập vào năm 1976 bởi ba nhà sáng lậo, Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Ronald đã phác thảo logo đầu tiên của Apple, viết thoả thuận hợp tác đầu tiên và đóng góp vào ra mắt chiếc máy tính Apple I. Tuy nhiên, do lo ngại có thể mắc nợ do kinh doanh thua lỗ, Ronald Wayne đã bán 10% cổ phần của mình ngay sau đó với giá chỉ 800 USD. Cũng 10% cổ phần đó ngày nay sẽ có giá hơn 35 tỉ USD.
9. Cảm ơn Ive vì ý tưởng sản phẩm iPod trắng
Ban đầu, Steve Jobs phản đối ý tưởng sử dụng màu trắng cho các sản phẩm của Apple, nhưng sau đó ông đã được nhà thiết kế của công ty, ông Jony Ive thuyết phục để sử dụng màu trắng là màu sắc chủ đạo dùng cho các sản phẩm của Apple.
Tự thuật gần đây của Ive đã kể lại, Doug Satzger, một nhà thiết kế từng làm việc cho Apple đã nói rằng Jobs đã thắng lớn trên thương trường nhờ vào màu trắng mà đã tạo nên một sắc thái rất khác biệt được gọi là “màu xám bạc của ánh trăng”.
Rất lâu trước khi Ive gia nhập Apple, ông đã đặc biệt yêu thích màu trắng, những tác phẩm của ông khi còn là một sinh viên thiết kế tại Newcastle đã có màu trắng là chủ đạo.
10. Nỗi ám ảnh về việc đóng gói sản phẩm.
Apple rất chú trọng đến bao bì sản phẩm. Công ty có riêng một phòng về bao bì được bí mật dành riêng cho số ít người được đặt tại trụ sở chính ở Cupertino, California.
Những nhà thiết kế về bao bì đã dành vô số thời gian để mở những chiếc họp trong chếic phòng đặc biệt này, cố gắng cảm nhận phản ứng của khách hàng khi đón nhận sản phẩm mà mình hằng mong đợi.
Trong quyển sách mang tên Inside Apple (tạm dịch là Thế giới bên trong Apple), tác giả Adam Lashinsky đã mô tả mức độ ám ảnh và độ chăm chút tới từng tiểu tiết của những nhân viên bao bì của Apple:
“Những nhà thiết kế tạo ra những chiếc hộp, kiểm tra một loạt những mũi tên, những màu sắc sử dụng, những vệt băng dính, thứ sẽ mở ra một thiết bị tinh tế, nhỏ nhắn, phô diễn trước khách hàng những nhãn dán kỳ công, đẹp đẽ được đặt ngay tại chiếc hộp iPod trắng sạch sẽ. Chỉ cần đạt được điều ấy thôi cũng đáng để các nhà thiết kế phải đau đáu một nỗi ám ảnh rồi”.
11. “Hình dạng những quả bóng”
Trong cuốn tự thuật không chính thức gần đây viết về Jony Ive, tác giả Leander Kahney đã đính kèm một bức ảnh chiếc iMac G4 đặt trong chiếc hộp của nó. Toàn bộ thân máy được đặt trong chiếc hộp nền hình vòm được làm từ xốp nhựa, chiếc tai nghe hình dạng hai quả bóng được đặt cẩn thận và chắn chắn hai bên. Đội thiết kế của Apple đã lên ý tưởng sắp xếp phụ kiện trong chiếc hộp sản phẩm để mô phỏng hình dạng bộ phận sinh dục nam.
Theo Trí Thức Trẻ