Bảng kế hoạch chi tiết này yêu cầu người đọc cần có một số kiến thức cơ bản về SEO:

Nếu bạn yêu thích SEO, thì chắc hẳn phải rất thích đọc về nó. Tôi đã dành hằng giờ nghiên cứu những thuật toán của Google trên các blog, diễn đàn, sách hướng dẫn…để có thể hiểu thêm về SEO. Không lâu trước đây, t nhận ra rằng 90% những gì tôi đọc không thể thay đổi một sự thật, đó là công việc làm tăng thứ hạng của một trang web trên công cụ tìm kiếm Google.

Để đơn giản hóa quá trình này, tôi đã lập nên một bảng kế hoạch chi tiết về SEO. Nó giống như một khuôn mẫu cho những người mới bước vào nghề SEO. Kế hoạch chi tiết này đã giúp hàng ngàn những trang web đạt được thứ hạng cao hơn trên Google.
Hãy suy nghĩ về bảng kế hoạch chi tiết này như một hướng dẫn về SEO cho người mới bắt đầu.

Trình độ: Sơ cấp – Trung cấp
Khung thời gian: 2 tuần – 10 tuần

Bảng kế hoạch chi tiết này yêu cầu người đọc cần có một số kiến thức cơ bản về SEO: như title tags (thẻ tiêu đề), có thể tự xây dựng 1 hay 2 link liên kết cho website.
Lưu ý trước khi làm SEO



1 – Lựa Chọn Từ Khoá Thông Minh Hơn

Quá trình nghiên cứu từ khóa có thể rất đơn giản cũng có thể rất khó khăn. Hãy bắt đầu nghiên cứu từ khóa theo cách dễ dàng.

Những sai lầm lớn nhất khi nghiên cứu từ khóa là:

1. Lựa chọn những từ khóa quá rộng nghĩa
2. Những từ khóa cạnh tranh quá nhiều
3. Những từ khóa không đủ lượt tìm kiếm
4. Cố gắng tăng thứ hạng cho một từ khóa duy nhất trong một thời điểm

Sai lầm lớn nhất khi nghiên cứu từ khóa đó là cố gắng tăng thứ hạng cho chỉ một từ khóa duy nhất trong một thời điểm nhất định. Sẽ dễ dàng hơn, kinh tế hơn rất nhiều khi tăng thứ hạng của 10, 100, 1000 từ khóa với có nội dung tương tự nhau.
Thay vì tăng thứ hạng cho một từ duy nhất, hãy bắt đầu dự án SEO bằng việc chọn một chủ đề cho từ khóa (keyword theme).

2 – Thiết Kế Một Chủ Đề Cho Từ Khóa

Việc đặt ra chủ đề cho từ khóa có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề. Thay vì chỉ chọn duy nhất một từ khóa, hãy đặt mục đích cho chiến dịch SEO bằng cách tăng thứ hạng cho rất nhiều từ khóa dựa trên một nội dung chính.

 

Giả sử như bạn hoàn toàn hiểu rõ lượng khách viếng thăm website mà bạn đang hướng đến và bạn đang tìm kiếm lượng truy cập và giao dịch thông qua website. Bất kể là gì, bạn hãy ghi nhớ một quy luật quan trọng: bạn càng định nghĩa chủ đề từ khóa được càng nhiều thì sẽ càng dễ để làm cho website của bạn tăng cao thứ hạng.
Không cần tập trung quá nhiều vào một từ cụ thể nào đó. Tất cả những gì bạn cần biết là chủ đề rộng lớn chung. Bước tiếp theo là tìm đúng những giới hạn để nâng cao chất lượng từ khóa.

3 – Nâng Cao Chất Lượng Từ Khóa

Nâng cao chất lượng từ khóa có nghĩa là cụ thể hóa từ khóa, giới hạn phạm vị của từ khóa theo 4 cách chính:
Thời gian/Ngày: 2001, tháng 12, Buổi sáng
Giá cả/Chất lượng: rẻ, tốt nhất, nổi tiếng nhất, uy tín nhất
Phạm vi: mua, chọn, tìm kiếm
Địa điểm: Hồ Chí Minh, Hà Nội
Mục đích của việc nâng cao chất lượng từ khóa là để có thể hướng chính xác đến đối tượng người xem mục tiêu, tìm ra từ khóa chính xác nhất với những gì mà họ tìm kiếm.

4 – Sử Dụng Google Keyword Tool

Lúc này sử dụng chức năng tìm kiếm chính xác “exact” và dựa theo lượng tìm kiếm trung bình tháng ( Local Monthly) trong Google Keyword tool để lựa chọn ra 10 từ khóa thích hợp nhất – lượng tìm kiếm cao nhưng lại không cạnh tranh quá.

Lưu ý: Cột “Cometition” ( cạnh tranh) chỉ để tham khảo giá bid (cho Google Adwords) chứ không phải là sự cạnh tranh được nhắc đến trong SEO.


5 – TẠO RA GIÁ TRỊ

Nội dung không có giá trị – spam.
Lấy ví dụ chúng ta đơn giản viết 100 bài viết về chủ đề “Thuật toán Google” (Google Algorithm) và hy vọng từ khóa với “thuật toán Google” website sẽ được nâng lên thứ hạng cao. Tuy nhiên,vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta có thể tạo ra một nguồn tài liệu có giá trị cho các nhà làm website về “thuật toán Google).

Hãy tự hỏi bản thân: làm thế nào để tạo ra được giá trị cho nội dung. Giá trị thì khó được tạo ra hơn so với từ ngữ nhưng mang lại cho chúng ta lợi ích hơn gấp 100 lần. Giá trị là bằng chứng trong tương lai. Giá trị xây dựng liên kết cho chính nó và giá trị tạo ra những fan trung thành truy cập vào một website.

Giá trị có nhiều hình thức khác nhau. Đó là sự kết hợp của 4 đặc điểm sau:
  • Tiện ích
  • Phản ứng cảm xúc
  • Cách nhìn nhận (tích cực hoặc tiêu cực)
  • Giá trị nhận thức, bao gồm sự nổi tiếng của tác giả
Nội dung của bạn không nhất thiết phải bao gồm tất cả 4 đặc điểm này, nhưng nó phải làm nổi một hoặc nhiều đặc điểm, có như vậy thì nội dung mới thành công về mặt đem lại giá trị.

Một nghiên cứu của tờ New York Times đã tìm ra những đặc điểm của nội dung có ảnh hưởng lớn đối với người đọc:


6 – Dẫn Dắt Nội Dung

Đây là thời điểm để nghĩ đến cấu trúc của nội dung mà bạn muốn truyền tải
Cách thức nào là tốt nhất để truyền tải giá trị có trong nội dung chủ đề của bạn. Có thể nó là:
  • Hình ảnh mô tả thông tin (infographic)
  • Loạt video
  • Một công cụ mới
  • Một loạt các cuộc phỏng vấn
  • Slide trình chiếu (slide deck)
  • Cách chỉ dẫn
  • Q&A
  • Webinar hoặc là một bài blog đơn giản
Có lẽ cách thức tốt nhất là cộng hợp hết tất cả cách thức trên.
Càng tìm nhiều cách để truyền tải nội dung thì bạn càng tận dụng được nhiều kênh thông tin mà bạn có.

Không phải tất cả nội dung thể hiện đều phải tốt nhưng ít nhất bạn sẽ phải tạo ra ít nhất những “mẫu” nội dung có giá trị hơn bất cứ nội dung nào của đối thủ cạnh tranh và bạn thật sự tự hào về nội dung mà mình thể hiện

7 – Tiêu Đề: Công Việc Quan Trọng Nhất Phải Làm

Hãy dành ra ít nhất 2 giờ để nghĩ ra tiêu đề cho nội dung mà bạn muốn thể hiện.
Hãy viết ra 50 tiêu đề hoặc nhiều hơn thế trước khi chọn một.

8 – Chiều dài – chiều sâu

Bạn nên thể hiện nội dung dài bao nhiêu?

Một câu hỏi hay hơn, đó là: “Bạn nên thể hiện nội dung sâu sắc đến đâu?” Số từ có thể là một chiến lược hoàn toàn thậm tệ, nhưng chiều sâu của nội dung lại hoàn toàn giúp bạn tăng thứ hạng theo nhiều cách:

Thêm nhiều nội dung độc đáo làm giảm, tránh sự trùng lắp
Khai thác sâu vào chủ đề giúp nội dung của bạn đa dạng phong phú hơn
Chất lượng, chiều dài nội dung liên quan đến việc nhiều liên kết hơn và thứ hạng cao hơn

I. Tính độc đáo
Ít nhất , nội dung của bạn cần một “điểm” đủ độc đáo để mà tạo ra thứ hạng. Google cho biết nội dung đôi khi vài câu là đủ, nhưng trên thực tế nội dung với vài trăm từ thì an toàn hơn nhiều.

II. Những cơ hội nối đuôi nhau
Nội dung của bạn càng sâu sắc, bạn khai thác càng nhiều về chủ đề, nội dung của bạn càng trở nên đa dạng hơn. Nội dung càng đa dạng hơn, thì càng trả lời nhiều cho các cách câu hỏi tìm kiếm. Càng nhiều câu hỏi tìm kiếm tìm đến bạn nghĩa là lượng truy cập càng nhiều.

Google tiếp tục đọc nội dung của bạn để xác định nội dung của bạn có liên quan đến các câu hỏi tìm kiếm hay không. Google đánh giá đoạn văn, tiêu đề, hình ảnh để hiểu thêm nhiều về trang của bạn. So với các câu ngắn, nội dung dài hơn, sâu sắc hơn càng cho Google biết mối liên quan của trang bạn với những tìm kiếm.

III. Dài, sâu, và links
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa việc tăng thứ hạng và số lượng từ mà một văn bản có.

“Chiều dài trong HTML và HTML trong tag <body> đã từng là những yếu tố liên quan nhất, thế nhưng trên thực tế với mức độ tương tác 0.12, 2 yếu tố trên chỉ được xem là phần nào quan trọng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa việc tăng thứ hạng và số lượng từ trong một văn bản.

Những yếu tố này có thể không được thể hiện trong các thuật toán, nhưng chúng có thể được xem là một “dấu hiệu” tốt mà Google đang tìm kiếm. Trong một số trường hợp, chất lượng nội dung có thể cũng có nghĩa là độ dài của bài viết.” Mark Collier – The Open Algorithm

9 – Những điểm chất lượng mà nội dung mà bạn cần chú ý
Nếu không chú ý đến độ dài của số từ, làm thế nào để bạn đưa chất lượng “sâu” vào trong nội dung?

Các chuyên gia SEO đã viết nhiều về cách mà Google có thể xác định chất lượng nội dung bao gồm: các thước đo về ngữ pháp, chính tả thậm chí là mức độ nổi tiếng của tác giả. Rõ ràng Google có đưa ra những hướng dẫn về việc tách nội dung tốt và nội dung xấu.

Google đã công bố ngay khi thuật toán Panda lần đầu tiên được cập nhật. Những gì được Google cho là chất lượng?
  • Bạn sẽ tin những thông tin được nhắc đến trên các bài viết?
  • Liệu bài viết đó có được viết bởi một chuyên gia hay không?
  • Bài viết đó có mắc lỗi về chính tả, về văn phong hay về kiến thức thực tiễn hay không?
  • Bài viết đó đơn thuần cung cấp thông tin chính thống, hay là báo cáo , nghiên cứu, phân tích?
  • Bài viết đó có miêu tả nhiều mặt của câu chuyện?
  • Bài viết đó có chứa những phân tích sâu sắc hay đưa ra những thông tin thú vị?
  • Bài viết đó có khiến cho người đọc muốn bookmark hay chia sẻ với bạn bè?
  • Bạn có mong đợi bài viết đó được đăng trên những cuốn tạp chí hay một cuốn sách?
  • Có phải tất cả những bài viết đều được viết một cách tận tình và được chú ý sâu vào từng chi tiết?
10 – LDA, NTopic, Và Từ Ngữ Trên Trang Web

Google là một cái máy. Dĩ nhiên nó không thể hiểu nội dung trên trang web như một con người nhưng nó đang dần thực hiện được điều đó.

Công cụ tìm kiếm sử dụng các thuật toán phức tạp để mô hình hóa các câu, đoạn văn, phần nội dung. Công cụ tìm kiếm không chỉ muốn hiểu những từ khóa của bạn mà còn muốn hiểu về chủ đề, mục đích, phạm vi nội dung.

Làm thế nào để biết nội dung của bạn có phù hợp với mô hình của Google hay không?
Ví dụ: nếu chủ đề nội dung là “bí quyết nấu ăn ngon”, Google có thể mong chờ trong nội dung của bạn nhắc đến những mẹo vặt, những thực đơn nấu ăn ngon để từ đó xếp hạng chúng cao hơn những trang giới thiệu món ăn.

Chuyên gia về SEO đã khám phá ra rằng sử dụng những từ ngữ xoay quanh một chủ đề liên quan đến các khái niệm LDA và nTopic có tương quan với việc làm tăng thứ hạng cao hơn đối với một trang web.

Virante cung cấp một công cụ thú vị về gợi ý từ khóa được gọi là nTopic. Các công cụ phân tích và gợi ý từ khóa liên quan giúp cải thiện điểm tương quan của từ khóa với nội dung của bạn.

11 – Mô Hình Hóa Nội Dung

Vì chúng ta không có quyền truy cập vào máy tính của Google cho mô hình chủ đề, có một cách đơn giản hơn nhiều để cấu trúc nội dung của bạn. Đó là sử dụng các chủ đề từ khóa mà bạn đã tạo ngay từ đầu mà bảng kế hoạch chi tiết này nhắc đến phương thức thực hiện. Kết hợp các chủ đề này vào nội dung của bạn có thể giúp bạn tăng mức độ liên quan của nội dung và những tìm kiếm của người dùng.

12 – Thiết Kế Website: Cuộc Chiến 50%

Nếu bạn có ngân sách lớn, chi cho vấn đề thiết kế web hoặc một khoảng ngân sách nhỏ? Đều hãy tận dụng nó. Một thiết kế web tốt có thể:
  • Tăng lượt truy cập
  • Tăng lượng quay lại website
  • Tăng thời gian ở lại trên website
  • Có được nhiều liên kết hơn
  • Thiết lập sự tin tưởng cho người truy cập website
….
Tất cả đều giúp nâng cao thứ hạng cho website của bạn.

CẤU TRÚC WEBSITE

13 – Nhóm Hubs Nội Dung

Rất ít những website chỉ có duy nhất một trang webpage. Goolge quyết định ngữ cảnh và sự liên quan không chỉ bởi những gì có trên một trang web, mà còn bởi các trang xung quanh nó và liên kết đến nó.

Sự thật là, sẽ dễ dàng hơn trong việc làm tăng xếp hạng khi bạn tạo ra những nhóm hubs nội dung khai thác một số chủ đề xung quanh tập trung một chủ đề trung tâm.


14 – Liên Kết Các Nhóm  Hubs Nội Dung  Với Nhau

Bởi vì các trang của bạn bây giờ khám phá các khía cạnh khác nhau của cùng một chủ đề trung tâm chính, nên các chủ đề cần phải được liên kết lại với nhau.


 15 – Tìm Chủ Đề Trung Tâm

 

Những nhóm hub nội dung phát huy được công suất làm việc tốt nhất  khi được liên kết đến một trung tâm. Hãy tìm ra một trung tâm chính hoạt động như một cách tổng quan hoặc là cửa ngõ vào tất cả các trang nội dung khác.

Thông thường, trung tâm này là một trang liên kết dẫn chung hoặc một trang liệt kê danh mục. Đặc trưng của trang trung tâm chính này là được liên kết nhiều nhất với các trang trong và thường được chọn như là một landing page cho những phần khác của website.

TỐI ƯU HÓA ON-PAGE

16 – Nắm Vững Các Vấn Đề Cơ Bản

Bạn có thể viết một cả cuốn sách về việc tối ưu hóa on-page. Nếu bạn là người mới đến lĩnh vực SEO, một trong những cách tốt nhất để học là sử dụng Báo cáo về On-page của SEOmoz (miễn phí, yêu cầu đăng ký). Đó là công cụ đánh giá 36 yếu tố on-page riêng biệt, và sau đó gửi bạn một báo cáo và đề xuất về cách sửa chữa từng yếu tố on-page.


Ngoài những điều cơ bản, hãy đề ra một vài chiến thuật hơi nâng cao hơn để tận dụng lợi thế của các chủ đề từ khóa lúc ban đầu, các trang hub nội dung, và những nơi mà lúc bắt đầu thường mắc sai lầm.

17 – Liên Kết Nội Bộ

Không phải tất cả các liên kết được tạo ra đều có giá trị bằng nhau. Vì vậy, khi liên kết các trang nội bộ hay liên kết chúng với một “trung tâm”, hãy ghi nhớ một vài điểm quan trọng.

Các liên kết từ nội bộ với nội dung độc đáo vượt qua giá trị hơn các liên kết chuyển hướng (navigation links).

Cách xây dựng liên kết từ dưới lên có giá trị hơn cách xây dựng liên kết từ  trên xuống.

Các liên kết văn bản HTML có giá trị hơn các liên kết hình ảnh.

18. Đa dạng hóa Anchor-Text một cách tự nhiên

Không nên chọn một anchor-text chính xác với từ khóa, mà hãy chọn anchor-text phù hợp với nội dung liên quan đến từ khóa đó.

Anchor-text được sử dụng nên cung cấp một thông tin cơ bản nhất về trang sẽ được liên kết  đến.

 

Tránh:
  • Viết  những anchor-text giống như “page”,  “article” hoặc “click here”
  • Sử dụng text không có trong chủ đề và cũng không liên quan gì đến nội dung của trang sẽ được liên kết đến.
  • Sử dụng URL của trang như một anchor-text

19 – Title Tags: 2  Lời Khuyên Căn Bản

Bởi vì Google ngày càng nghiêm ngặt hơn trong vấn đề tối ưu hóa title tags, và dường như “đàn áp” những title tags được mệnh danh là “viết cho SEO”.  Lưu ý 2 điểm chính trong title tag

Tránh Boilerplates: Cố tình gắn cụm từ  khóa ở cuối mỗi title tag không phải là một ý kiến hay. Cần làm cho mỗi title tag trở nên duy nhất.

Tránh lập lại không cần thiết: Trước đây, bạn có thể lập lại 1 từ khóa 2 lần trong title tag nhưnng thời điểm hiện tại, cách tốt nhất là không lập lại từ khóa của bạn nhiều hơn một lần trong từng title tag.

20 – Tối Ưu Hóa: Titles, URLs, Và Links Quá Tay

Đôi khi bạn bị “cám đỗ” để có được một “điểm số hoàn hảo”, có nghĩa là phải chính xác từng title tag, URLs, anchor-text và các link liên kết…nhưng Google nhận ra điều này là hoàn toàn không tự nhiên. Vì không một website nào được cho là “hoàn hảo”. Hãy đa dạng hóa, đừng quá chú trọng việc tối ưu hóa on-page.

21 – Cấu Trúc Dữ Liệu

Ngắn và đơn giản: hãy cấu trúc một cách hệ thống dữ liệu trên từng trang web. Tuy việc cấu trúc dữ liệu vẫn chưa được chứng minh là gây ảnh hưởng lớn đến việc làm tăng thứ hạng của một website,  nhưng đó là giá trị mà trong tương lai SERPs và các phương tiện truyền thông hướng đến. Trong một số trường hợp, việc cấu trúc dữ liệu là hết sức cần thiết.

Không  có biểu mẫu để cho thấy một cấu trúc dữ liệu bao gồm những gì, nhưng cần thiết phải có:
  • Facebook open graph tags
  • Twitter cards
  • Quyền tác giả
  • Thông tin doanh nghiệp
  • Tóm tắt
  • Sự kiện
  •  XÂY DỰNG LIÊN KẾT

22 – Luật Xây Dựng Liên Kết 90/10

Bạn nên dành 90% nỗ lực của mình trong việc tạo ra nội dung phong phú trên website và dành 10% còn lại cho việc xây dựng liên kết

Tạo ra một nội dung tốt cho website giúp giải  quyết  được nhiều vấn đề:

Nội dung tốt dẫn đến việc dễ dàng xây dựng link liên kết ngoài
Thêm nhiều link tốt chất lượng trong thời gian ngắn
Phải liên tục  xây dựng liên kết không ngừng, không bao giờ dừng lại được

23. Không Bao Giờ Ngừng Việc Xây Dựng Liên Kết Dẫn Đến Website Mà Bạn Đang Muốn Làm Cho Nó Tăng Thứ Hạng.

Nội dung tốt ở trên sẽ là một nguồn tài nguyên lớn để có được những liên kết có giá trị, có trải nghiệm người dùng tốt nhất. Và dĩ nhiên khi thực hiện được điều đó, công cụ tìm kiếm cũng chọn website của bạn cho một thứ hạng cao hơn.

Theo Seoagency
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.