Bên cạnh những thông tin thực như cơ cấu tổ chức hay bản đánh giá nhân viên, Sergey Brin còn "bật mí" về cái gọi là trực giác.
>>> Những poster ấn tượng khiến triệu người suy ngẫm
>>> 4 bước xây dựng chiến lược Facebook Marketing
>>> "Soi" slogan của những hãng công nghệ nổi danh
>>> Retargeting – Phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả
"Tuổi thơ" Google phải đi vay, mượn, ở nhờ... nhưng nay hãng đã có trong tay 131 tỉ USD
>>> 4 bước xây dựng chiến lược Facebook Marketing
>>> "Soi" slogan của những hãng công nghệ nổi danh
>>> Retargeting – Phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả
“Tôi gọi đây là một loại trực giác đặc biệt. Có người có mà cũng nhiều người không có được loại trực giác này. Điều này giải thích tại sao những thành công trước đây của các nhân viên lại có thể thuyết phục được tôi tin rằng họ có thể tiếp tục làm nên những thành công mới trên các lĩnh vực mới” - Sergey Brin nói.
80% làm việc và 20% sáng tạo
Với tổng trị giá doanh nghiệp lên tới 131 tỉ USD, Google có đủ năng lực về tài chính để cho phép nhân viên tự do theo đuổi các ý tưởng sáng tạo. Kinh tế toàn cầu suy thoái hầu như không ảnh hưởng đến nguồn chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Google.
Tổng chi phí R&D quý 1-2009 của hãng đạt tới con số 641 triệu USD - giảm 32 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng chi phí R&D năm 2008 của Google đạt tới con số 2,79 tỉ USD. 36% tổng số nhân viên của Google làm việc ở bộ phận R&D.
Cho dù đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ cuộc suy thoái kinh tế nhưng Brin tin rằng chính những thách thức này sẽ mang đến cho Thung lũng Silicon những điều tốt đẹp trong tương lai, bởi khi “ có quá nhiều tiền thì sẽ có nhiều điều ong tiếng ve lẫn lộn, khiến người ta khó phân biệt được đâu là sáng tạo thật sự và một người lãnh đạo có nhiều tài năng”.
Sáng kiến nổi tiếng nhất của Google trong việc thúc đẩy sáng tạo của nhân viên chính là “ chiến lược 20% thời gian”. Cụ thể, mỗi nhân viên sẽ dành 80% thời gian trong ngày để làm công việc họ được giao và 20% thời gian còn để theo đuổi ý tưởng sáng tạo hoặc dự án riêng.
Ưu tiên mới
Các hãng truyền thông hiện nay có thể học được gì từ chiến lược thúc đẩy sáng tạo của Google? Đối mặt với cơn bão suy thoái hiện nay cộng thêm kinh nghiệm về quả bong bóng dot-com trước đây có lẽ từ lâu sáng tạo không còn trong danh sách ưu tiên của các hãng truyền thông.
Brin tuyên bố đây là thời gian để định nghĩa lại thách thức. “Bất kỳ cuộc nói chuyện nào của tôi về vấn đề sáng tạo đều bắt đầu bằng mục tiêu tối hậu. Trong trường hợp của các hãng truyền thông, đó là họ phải biết được người dùng muốn gì và điều gì có thể giúp cải thiện chất lượng để phục vụ người dùng. Một số độc giả đọc tin tức thường muốn được liên tục cập nhật nhanh nhất những thông tin mới”.
Các trang tin tức hiện nay cũng cập nhật rất nhiều nội dung có ích nhưng lại có quá nhiều sự trùng lắp. “ Tôi không có sẵn ở đây bất kỳ giải pháp. Tôi cho rằng xác định chính xác vấn đề còn quan trọng hơn đưa ra giải pháp. Vấn đề ở đây là độc giả muốn có được những thông tin chất lượng cao về những gì đang diễn ra trên thế giới”.
Trong nội bộ hãng, Google thường sử dụng một cơ sở dữ liệu dự án và danh sách email cập nhật nhân viên (mailing list) để quản lý thông tin liên quan đến tất cả các dự án. Brin khẳng định cơ sở dữ liệu dự án đóng vai trò quan trọng nhất, nó cung cấp thông tin cập nhật về mục tiêu, tiến độ, tài liệu… liên quan đến mọi dự án. Song mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách triển khai mô hình thông tin khác nhau tùy thuộc văn hóa của chính doanh nghiệp đó.
Cuối cùng Brin nhấn mạnh: “ Không nên nói quá về giá trị của ý tưởng. Thẳng thắn mà nói có được một ý tưởng tốt và thực hiện được nó thì thật là tuyệt vời. Thực tế cho thấy ý tưởng mới chỉ là cơ sở đầu tiên để tạo nên một cái gì đó rất tuyệt vời. Ý tưởng tốt nhưng mấu chốt tạo nên thành công lại ở chỗ thực hiện ý tưởng đó như thế nào”.
Theo Tuổi Trẻ/Guardian